Thứ Năm, 09/05/2024 05:17 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

Ninh Bình : nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tái hòa nhập cộng đồng

Những người từng chấp hành án phạt tù sau khi trở về với gia đình, với cộng đồng thường gặp không ít khó khăn trong quá trình làm lại cuộc đời bởi phần lớn trong số họ có trình độ văn hoá thấp, thuộc diện kinh tế khó khăn, bản thân không có nghề nghiệp, việc làm ổn định. Thời gian qua cấp uỷ, chính quyền và lực lượng công an ở Ninh Bình đã có những cách làm sáng tạo để thực hiện Nghị định 80/CP, huy động sự tham gia của các đoàn thể xã hội để động viên, giúp đỡ những người lầm lỡ, những người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, phấn đấu trở thành công dân lương thiện, giữ gìn ANTT địa phương:

Chúng tôi tới nhà anh Trần Xuân Vĩnh, thôn 4B, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình vào một ngày khá oi bức. Tới nơi cũng đã là buổi trưa muộn thế nhưng anh Vĩnh cùng một vài người thợ vẫn đang miệt mài làm việc. Xưởng mộc do anh xây dựng nằm trong khuôn viên nhà hơn 200 mét vuông, tuy không lớn nhưng là tâm huyết và phần nào đó là niềm tự hào của anh Trần Xuân Vĩnh. Nhiều năm trước, khi mới chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, anh những tưởng cuộc đời mình đã đi vào ngõ cụt. Thế nhưng, nhờ sự động viên của lực lượng Công an, chính quyền địa phương, anh đã tham gia lớp học nghề xây dựng dân dụng do Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp công an tỉnh Ninh Bình mở ra, từ đó anh không chỉ có thêm một công việc mà còn có thêm những người bạn. Anh Trần Xuân Vĩnh chia sẻ: "Hầu hết những người như chúng tôi khi trở về đều không có nghề nghiệp, sau khi các anh ấy tạo điều kiện cho đi học nghề thì tôi cũng rất phấn khởi, muốn đi học để sau này mình có cái nghề tự lập cuộc sống của mình. Các cán bộ đứng lớp cũng tạo điều kiện giúp đỡ rất nhiều, cũng thêm được rất nhiều kiến thức thực tế cuộc sống".

Anh Vĩnh chỉ là một trong số nhiều người từng có quá khứ lầm lỗi đã vươn lên trong cuộc sống nhờ nỗ lực của bản thân và sự chung tay giúp đỡ của xã hội. Lớp xây dựng dân dụng anh từng tham gia học là một trong các lớp học nghề của mô hình “Đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng” do Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện. Từ khi mô hình dạy nghề ra đời, hàng loạt lớp dạy nghề đan lát thủ công, các lớp xây dựng dân dụng, lớp học lái xe… cho người chấp hành xong án phạt tù đã mở ra. Cùng với việc tổ chức dạy nghề, lực lượng công an còn liên hệ với một số doanh nghiệp để giới thiệu việc làm khi các đối tượng học nghề xong và có, đầy đủ các điều kiện thì sẽ được nhận vào làm việc. Không chỉ tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình “Đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng”, lực lượng công an còn phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể ở địa phương xây dựng nhiều mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng, như mô hình “Giáo dục, cảm hóa người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng” mô hình “Toàn dân tham gia tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù”, “Cảm hóa giáo dục người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng” ở nhiều xã, thị trấn của huyện Nho Quan, Yên Mô, thành phố Ninh Bình, Tam Điệp… Trung tá Nguyễn Bá Hiển, phó đội trưởng đội hướng dẫn công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng, Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết: "Công an tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng thực hiện công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng với nhiều biện pháp phù hợp. Lực lượng Công an tăng cường tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người chấp hành xong án phạt tù thông qua việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù; xây dựng những mô hình, cách làm sáng tạo, có hiệu quả thiết thực giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù...".

Việc xây dựng các mô hình đã tạo điều kiện cho những người có khát vọng hoàn lương vơi bớt mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên, không chỉ tạo lập cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình mà còn giúp đỡ được nhiều người, trở thành những tấm gương tiêu biểu về tái hòa nhập cộng đồng. Đó không chỉ là một việc làm mang tính xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Song song với công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng, lực lượng Công an tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác quản lý cư trú đối với người chấp hành xong án phạt tù; trực tiếp gặp gỡ, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù, hướng dẫn họ làm các thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, đăng ký hộ khẩu và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thủ tục xóa án tích, đăng ký thường trú, tạm trú theo đúng quy định. Dưới sự chỉ đạo của Công an các huyện, thành phố, công an các xã, phường, thị trấn kịp thời nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của từng trường hợp người chấp hành xong án phạt tù để tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền có biện pháp phối hợp với gia đình, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức ở địa phương, động viên,  giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù phòng ngừa họ tái phạm tội sớm ổn định cuộc sống.

Hà Phương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

Xem thêm