Thứ Năm, 16/05/2024 21:18 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Dương Định

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Từ năm 2018, tà đạo "Bà cô Dợ" xâm nhập vào địa bàn huyện Mường Chà với 03 hộ, 18 nhân khẩu ở bản Co Đứa, xã Na Sang. Đến cuối năm 2018, lực lượng công an đã vận động được 01 hộ, 06 nhân khẩu tự nguyện từ bỏ tà đạo để chuyển sang sinh hoạt cùng hệ phái Tin lành Nước hằng sống. Đến năm 2020 có 01 hộ, 04 nhân khẩu, ở bản Hồ Chim 2, xã Ma Thì Hồ tin theo tà đạo “Bà cô Dợ".

Tà đạo "Bà cô Dợ" thường xuyên tổ chức sinh hoạt trên không gian mạng (từ tối thứ 2 đến tối 5, sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần). Qua quá trình nắm bắt tình hình, Đại úy Lý A Vàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhận thấy, các luận điệu của tà đạo “Bà Cơ Dợ” lan truyền rất nhanh, gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng:

 Đại úy Lý A Vàng cho biết: "Lực lượng công an huyện đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy chính quyền xã, huyện triển khai nhiều nhiệm vụ giải pháp. Nhưng mà quá trình vận động gặp rất nhiều khó khăn. Các đối tượng cầm đầu ở nước ngoài có rất nhiều luận điệu làm mê muội người dân."

Đại úy Lý A Vàng đến thăm và tặng quà người dân 

Hoạt động của tà đạo "Bà cô Dợ" không chỉ gây phức tạp tình hình ANTT trên địa bàn mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là đối với các hộ tin theo tà đạo. Những người theo tà đạo "Bà cô Dợ" không chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong thời điểm dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp,  những người theo tà đạo không đi tiêm vắc xin phòng dịch; tìm cách đối phó với lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương khi đến tuyên truyền, vận động từ bỏ tà đạo...

Cách đây mấy năm, con trai và con dâu ông Vừ A Vư, 50 tuổi, ở xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã bị lôi kéo vào tà đạo “Bà Cô Dợ”. Sau khi tham gia tà đạo này, con trai và con dâu ông Vư lười lao động, có tư tưởng đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống của địa phương… Đó là khoảng thời gian  nặng nề của gia đình ông Vừ  khi cha con bất hòa, tình cảm bị chia rẽ. 

Ông Vừ A Vư chia sẻ về việc vận động con trai, con dâu từ bỏ tà đạo "Bà Cô Dợ"

"Đi theo đạo “Bà Cô Dợ” thì anh em trong gia đình bị chia cách, tách nhau. Ai đi theo đạo này rồi còn bỏ đám cưới, đám ma trong làng, không đoàn kết nữa. Sau đó mới có chính quyền, công an xã, công an huyện đến giáo dục nhắc nhở và họ bỏ rồi." ông Vừ A Vư chia sẻ. 

 Cho đến nay, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã xóa bỏ được tà đạo “Bà Cô Dợ”. Đó là kết quả của một hành trình vận động gian khó mà lực lượng công an đã trải qua. Đại úy Lý A Vàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Mường Chà là người trực tiếp xuống các bản vùng sâu, vùng xa vận động, thuyết phục bà con nhận thức rõ tà đạo “Bà Cô Dợ” phản khoa học, đi ngược với phong tục, văn hóa truyền thống của địa phương. Là người con của dân tộc Mông bản địa, Đại úy Lý A Vàng hiểu rằng người Mông đã tin ai thì theo đến cùng và ngược lại. Vì vậy, khi tiếp xúc với bà con, Đại úy Lý A Vàng phải rất khéo léo, chân thành và kiên trì:

 "Công tác xóa bỏ tà đạo “Bà Cô Dợ” cũng kéo dài hơn 6 năm trời, đó là cả một quá trình có rất nhiều kỷ niệm. Tôi nhớ nhất là những lần chúng tôi phải lên nương để gặp từng người, từng hộ gia đình để vận động. Đi từ sáng sớm cho đến đầu giờ chiều rồi vẫn chưa được ăn sáng, 5-6 giờ chiều mới là bữa trưa của chúng tôi. Đó là những ngày tháng “đói, khát” và chịu những sự phản kháng, xúc phạm, lăng mạ của bà con đã tin theo “Bà Cô Dợ”, Đại úy Lý A Vàng chia sẻ.

Từ sự kiên trì vận động, thuyết phục của cán bộ công an, nhiều người dân đi theo tà đạo “Bà Cô Dợ” đã bỏ theo tà đạo, trở lại cuộc sống bình thường, biết ơn đến chính quyền, công an địa phương. Đại úy Lý A Vàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Mường Chà cho biết: "Sau khi chúng tôi vận động được thì bà con lại rất phấn khởi. Tình cảm giữa chúng tôi với những người đã từng lầm lỗi, đi theo “Bà Cô Dợ” lại rất vui vẻ, như người trong gia đình. Bà con thường mời chúng tôi xuống nhà chơi. Chúng tôi cũng thường xuyên thăm hỏi bà con. Trải qua những sóng gió, giờ có được những tình cảm như vậy thì tôi rất là trân quý".

 Để duy trì tình trạng ổn định về an ninh tôn giáo, công an huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên luôn nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, lực lượng công an còn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao… để gắn kết tình cảm giữa quân và dân.

Thượng tá Vũ Đình Nghi, Trưởng Công an huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho biết: "Trong dịp Tết vừa qua, lực lượng công an huyện cũng có hoạt động rất đáng biểu dương. Các đồng chí đã tạo nên một sân chơi, đó là công an Mường Chà giao lưu bóng đá với các tầng lớp thanh niên ở các bản vùng cao, vùng sâu cũng theo đạo để gần gũi hơn, gắn bó hơn với nhân dân. Từ đó cũng giúp nhân dân hiểu được đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo dân tộc. Điều này cũng duy trì an ninh tôn giáo, không ai theo tà đạo “Bà Cô Dợ” nữa".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đổi mới trong bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ

Đổi mới trong bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ

(ANTV) - Công tác bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Công an TP Hà Nội đã có nhiều đổi mới tích cực. Trung tá Đào Thị Hạnh Ngàn – Giám đốc Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Công an TP Hà Nội đã chia sẻ về nội dung này với phóng viên Phát thanh CAND, Cục Truyền thông CAND.

Nhức nhối tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng

Nhức nhối tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng

(ANTV) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tiếp xảy ra tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, đánh nhau thậm chí gây rối trật tự công cộng, trong số những thanh thiếu niên này có cả học sinh. Nguyên nhân gia tăng tình trạng các thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng là do thiếu sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục con em.

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Xem thêm