Thứ Tư, 08/05/2024 19:46 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Phía sau bản án

Cần sự chung tay hỗ trợ người ra tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng

K..Phương

Hoàn lương không chỉ là khát vọng của những người có một thời lầm lỗi mà còn là mong mỏi của cả cộng đồng, xã hội bởi sự hoàn lương đó không chỉ góp phần mang lại bình yên cho xã hội mà việc mỗi người lầm lỗi hoàn lương, trở về với con đường sáng còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tiếp nối chương trình, phóng viên Radiocand đã phỏng vấn Thượng tá Lê Văn Nhanh- Phó trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, công an tỉnh An Giang về công tác thực hiện Nghị định 80/CP tại địa phương trong thời gian qua:

Phóng viên: Hiện nay tỉ lệ tái phạm tội trong những người chấp hành xong án phạt tù trở về cư trú ở An Giang thế nào, thưa đồng chí?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Vâng hiện nay theo danh sách thì số người chấp hành xong án phạt tù ở An Giang là 6.245 người trong đó có hơn 300 người chưa về địa phương sinh sống... Qua theo dõi của chúng tôi thì hiện có 278 người tái vi phạm pháp luật, chiếm tỉ lệ 6,6% (trên tổng số 4.200 người chấp hành xong án phạt tù hiện đang sống ở An Giang)...

Phóng viên: Việc tổ chức, giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú tái hoà nhập cộng đồng theo Nghị định 80/CP ở An Giang thời gian qua đã được công an tỉnh phối hợp thực hiện như thế nào?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Với những người này, ngay khi nhận danh sách từ Bộ thì chúng tôi đã trực tiếp cử cán bộ đến cơ sở cấp huyện để bàn giao các trường hợp, phối hợp chính quyền các xã thị trấn có kế hoạch quản lý, giáo dục cũng như phân công người trực tiếp giúp đỡ những trường hợp này tái hoà nhập cộng đồng. Nói chung là các đoàn thể ở địa phương thì họ quản lý rất chặt số này, rồi tạo điều kiện giúp đỡ cho những người này có việc làm nên tỉ lệ phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù cũng thấp. Những người này khi về địa phương cư trú thì luôn được công an cơ sở và các đoàn thể giám sát, động viên nên nếu có xuất hiện biểu hiện vi phạm pháp luật hay sơ suất không chấp hành nội quy ở địa phương thì cũng được nhắc nhở kịp thời...

Phóng viên: Cụ thể thì Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã triển khai thực hiện NĐ 80/CP ra sao?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Đơn vị có phân công cụ thể cá nhân phụ trách, đến nay chúng tôi đã cấp đổi chứng minh nhân dân cho hơn 2800 người ra tù về địa phương, rồi kịp thời hướng dân họ làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, làm thủ tục xoá án tích, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho hơn 3500 người. Chúng tôi đã tạo điều kiện đào tạo nghề cho 492 người; rồi cấp mới 200 căn nhà, sửa chữa 17 căn nhà cho người chấp hành xong án phạt tù, về địa phương tiến bộ và có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị là 560 triệu đồng. Rồi cấp 41 sổ bảo hiểm y tế và 15 bảo hiểm lao động cho người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh khó khăn; giới thiệu việc làm cho 1.384 người. Theo thống kê hiện toàn tỉnh An Giang đã có 3.146 người ra tù có việc làm, trong đó có 647 người được các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể giúp đỡ tạo việc làm hoặc được vay vốn để thoát nghèo...

Phóng viên: Thực tế là để người chấp hành xong án phạt tù nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, nhất là qua các mô hình tái hoà nhập nhằm huy động sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Vậy hiện nay tỉnh An Giang đang có những mô hình tái hoà nhập cộng đồng nào hoạt động hiệu quả nhất?

Thượng tá Lê Văn Nhanh: Ở đây thì mình có mô hình quỹ doanh nhân với an ninh trật tự, nổi bật ở huyện Tri Tôn được thành lập năm 2011 , đến nay đã vận động đóng góp cho nguồn quỹ này khoảng 800 triệu đồng và đã thẩm định xét cho 52 người ra tù vay vốn thoát nghèo... Mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực , đến nay trên địa bàn huyện đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến về tái hoà nhập cộng đồng. Một mô hình nữa là “Họp mặt người hoàn lương” của huyện Thoại Sơn được thành lập từ năm 2010. Mô hình này hàng năm tổ chức các buổi họp mặt người hoàn lương, lãnh đạo huyện trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi động viên người chấp hành xong án phạt tù , nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ để có chính sách hỗ trợ giúp đỡ; huyện đã cấp 15 căn nhà cho người ra tù có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay mô hình “Họp mặt người hoàn lương” của huyện Thoại Sơn đã được nhân rộng ra 7 huyện, thị khác của tỉnh.

Phóng viên: Cảm ơn đồng chí đã trao đổi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

Đảm bảo đảm ANTT cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

(ANTV) - Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 23/2/2024 đến ngày 27/2/2024 và ngày 03/3/2024 (tức từ ngày 14 đến hết ngày 18 và ngày 23 tháng Giêng Âm lịch năm Giáp Thìn). Nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước cũng như du khách thập phương về tham dự lễ hội mùa xuân Côn Sơn, Kiếp Bạc năm 2024, Công an tỉnh Hải Dương đã triển khai kế hoạch, phân công lực lượng tham gia công tác bảo đảm ANTT, trật tự ATGT, an toàn PCCC cho sự kiện quan trọng này.

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

Công an huyện Mường Chà "quét sạch" tà đạo "Bà Cô Dợ"

(ANTV) - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tà đạo "Bà cô Dợ". Nhiều năm qua, lực lượng chức năng đã chủ động đấu tranh hoạt động của tà đạo này.

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

Công an xã Sín Thầu giữ vững an ninh vùng biên giới

(ANTV) - Sín Thầu là xã vùng biên trọng yếu của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp hai nước: Lào và Trung Quốc. Xã Sín Thầu có 7 bản , trong đó 6 bản có đường biên giới. Là vùng đất nhiều khó khăn, cách trở nhưng người dân nơi đây vẫn vững vàng bám mảnh đất địa đầu.

Xem thêm