Thứ Sáu, 03/05/2024 23:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Ngăn lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa

(ANTV) - Gần đây cử tri, dư luận đã nêu những hiện tượng bất thường trong việc thực hiện Thông tư số 25/2020/TT - BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lựa chọn sách giáo khoa.

Ngăn lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa

Gần đây, cử tri phản ánh những hiện tượng bất thường trong việc thực hiện Thông tư số 25/2020/TT - BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lựa chọn sách giáo khoa, có khả năng dẫn đến triệt tiêu chủ trương “một chương trình - nhiều sách giáo khoa”.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Nghị quyết số: 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khoàn g , mục 3, điều 2 quy định “Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Khoản b điều 32 Luật Giáo dục quy định: “Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Đó là những quy định của pháp luật thể hiện chủ trương “một chương trình - nhiều sách giáo khoa” - một chủ trương mang tinh thần đổi mới sâu sắc, có tính cách mạng trong giáo dục phổ thông, nhằm huy động các nguồn lực, tạo nhiều kênh cung cấp tri thức, tránh tình trạng độc quyền sách giáo khoa của cơ chế bao cấp cũ để phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời đại kinh tế tri thức, cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế hội nhập nhập với thế giới.

Nhờ có chủ trương đúng, chỉ đạo phù hợp, nên thời gian qua, việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa đã đạt được những kết quả ban đầu tích cực, được xã hội đồng tình. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương “một chương trình - nhiều sách giáo khoa” không dễ dàng trong thời kỳ chuyển đổi.

Đặc biệt là gần đây, cử tri, dư luận đã nêu những hiện tượng bất thường trong việc thực hiện Thông tư số 25/2020/TT - BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lựa chọn sách giáo khoa, có khả năng dẫn đến triệt tiêu chủ trương “một chương trình - nhiều sách giáo khoa”.

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy bên cạnh những quy định phù hợp, việc Thông tư số 25/2020/TT - BGDĐT trao toàn quyền bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa cho hội đồng lựa chọn sách giáo khoa có thể bị lợi dụng để thực hiện “lợi ích nhóm”. Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 8 quy định: “Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Quy định này sẽ dẫn đến 2 hệ quả. Một là, mâu thuẫn giữa các quy định trong Thông tư: Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 cũng thuộc Điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu: tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, đánh giá và bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa; cơ sở giáo dục phổ thông “tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn một sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Tuy vậy, toàn bộ kết quả lựa chọn hết sức công phu của các tập thể và cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa rất có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ. Lý do bác bỏ có thể chỉ đơn giản là nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa, một bộ sách giáo khoa thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo. Như vậy có nghĩa là toàn bộ các quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 bị vô hiệu hóa bằng khoản 4.

Hai là, hệ quả trong thực tiễn: Theo một số ý kiến của công luận, hiện nay, do có nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn và phát hành sách giáo khoa nên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với nhiều thủ đoạn tinh vi (nhà xuất bản “đầu tư” cho Sở Giáo dục và Đào tạo để có lợi cho việc phát hành sách của mình; cạnh tranh về tỷ lệ chiết khấu phát hành; vận động không lành mạnh một số địa phương và cán bộ quản lý giáo dục trong việc chỉ định mua sách giáo khoa; chỉ đạo các công ty phát hành sách giáo khoa ở địa phương không được phát hành sách giáo khoa của các nhà xuất bản khác…).

Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn có thể lường trước được vì không hề khó đoán. Quy định tại khoản 4 Điều 8 trao toàn quyền cho hội đồng lựa chọn sách giáo khoa đã tạo điều kiện cho thành viên hội đồng chỉ thực hiện quyền mà không phải chịu trách nhiệm do cơ chế bỏ phiếu kín.

Kẽ hở pháp luật này rất dễ bị lợi dụng, phục vụ cho lợi ích nhóm, vô hiệu hóa quyền dân chủ của cơ sở, làm thiệt hại cho quyền lợi của giáo viên và học sinh. Khi tình trạng lựa chọn sách giáo khoa thiếu khách quan diễn ra tràn lan thì việc lựa chọn sách giáo khoa lại quay về cơ chế chỉ có một bộ sách giáo khoa cho một môn học ở địa phương, tức là triệt tiêu chủ trương “một chương trình - nhiều sách giáo khoa” của Đảng và Nhà nước.

Để khắc phục và hạn chế việc lợi dụng Thông tư 25 nhằm thực hiện lợi ích nhóm tiêu cực và ngăn chặn tình trạng đi ngược lại chủ trương “một chương trình - nhiều sách giáo khoa”, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm sửa đổi Điều 8 Thông tư 25 theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn sách giáo khoa của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa.

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa chỉ kiểm tra để xác nhận sách giáo khoa được cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn là sách đã được Bộ phê duyệt cho sử dụng, báo cáo UBND tỉnh quyết định. Trong trường hợp sách giáo khoa được dưới 10% cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn, hội đồng khuyến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các cơ sở đó biết tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở khác trong toàn tỉnh (thành phố) để cơ sở nghiên cứu, lựa chọn lại, nếu cần. Việc lựa chọn lại thực hiện theo đúng quy trình từ tổ chuyên môn lên, như quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8. Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông vẫn giữ ý kiến đề xuất của mình thì hội đồng lựa chọn sách giáo khoa báo cáo UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền dân chủ của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần bổ sung vào Thông tư 25 các quy định về yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn sách giáo khoa; cách xử lý ý kiến khác nhau giữa đề xuất của cơ sở giáo dục phổ thông và hội đồng lựa chọn sách giáo khoa địa phương.

UBND cấp tỉnh cũng cần quan tâm chỉ đạo để việc lựa chọn sách giáo khoa ở địa phương có định hướng và cơ chế lựa chọn đúng đắn, đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (về năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức) và quy chế hoạt động của hội dồng; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực.

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Cô giáo trường làng truyền đam mê tin học cho học trò vùng khó 

Vượt qua mọi khó khăn, ngay tại những nơi học sinh từng bỏ học, có những giáo viên đã và đang viết nên những câu chuyện mới về giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài giờ lên lớp, điểm đến yêu thích của nhiều em học sinh là nhà của cô giáo Sen. Những đứa trẻ ở đây được tiếp cận với môn Tin học từ năm lớp 3. Đó là điều không phải vùng đồng bào dân tộc thiểu số nào cũng làm được. Máy tính như một kho tàng kiến thức để những đứa trẻ này khám phá, trải nghiệm. Em nào cũng hứng thú và chăm chú.

Em H JÊ R KĐOH, Học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: "Con thích học tin học, con học được khám phá văn bản, trình chiếu. Con thương cô, cô hiền và dạy cho em biết nhiều cái."

12 năm trước, cô Sen đã chọn gắn bó với học sinh ở địa bàn vùng sâu vùng xa - xã Ea Kuếh, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk. Vì muốn giúp các em hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn, cô Sen đã chia sẻ lên mạng xã hội.

Nhiều tấm lòng cùng góp lại đã tặng cô trò một số bộ máy tính, bàn ghế, đồ dùng học tập. Kể từ đó, nhà cô Sen trở thành địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ tin học, mà chẳng buổi nào có học sinh vắng.

Cô giáo Hồ Thị Sen, Trường tiểu học Bế Văn Đàn, chia sẻ, ở trường số máy tính không đủ để các em được thực hành, ở nhà thì bố mẹ làm nông không có điều kiện mua máy tính để các em thực hành ở nhà. Vì vậy, những buổi sinh hoạt câu lạc bộ và học thêm ở nhà tôi sẽ góp phần giúp các em nâng cao khả năng sử dụng máy tính. Đồng thời nâng cao kĩ năng tự học, tìm tòi thông qua máy tính.

Từ tình yêu thương đặc biệt dành cho học sinh vùng đồng bào thiểu số, người thầy giáo này đã nỗ lực huy động được nhiều nguồn hỗ trợ từ cộng đồng để thực hiện các hoạt động như: Ngân hàng dê giống; thẻ bảo hiểm Y tế cho học sinh; tặng sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp, xây nhà, dạy bơi miễn phí, giúp hàng chục nghìn học sinh nghèo có niềm tin đến trường.

Tình yêu thương và những món quà thiết thực đã chữa lành thiệt thòi cho những đứa trẻ muốn bỏ học. Từ những điểm nóng về tình trạng học sinh bỏ học, không ít ngôi trường ở vùng sâu vùng xa tỉnh Đắk Lắk đã trở thành điểm sáng trong việc giữ sĩ số học sinh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Xã hội 03/05/2024

(ANTV) - Với tinh thần quyết tâm mong muốn xây dựng xã hội văn minh, đặt lợi ích người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu, hiện nhiều địa phương trên cả nước đã mạnh dạn, chủ động nghiên cứu, đăng ký, triển khai mô hình điểm Đề án 06. Thực tiễn hiệu quả từ các mô hình ứng dụng chuyển đổi số từ đề án đã giúp người dân, doanh nghiệp ngày càng được thụ hưởng nhiều hơn thành quả mà đề án mang lại.

Yêu cầu kiểm tra giá vé máy bay nội địa tăng cao

Yêu cầu kiểm tra giá vé máy bay nội địa tăng cao

Kinh tế 03/05/2024

(ANTV) - Thời gian vừa qua, tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm như kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa có văn bản gửi Vụ Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu rà soát, kiểm tra giá vé máy bay

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 03/05/2024

(ANTV) - Sáng nay 3/5, tại Sân vận động thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra Chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chủ trì lễ sơ duyệt có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Về phía Bộ Công an, dự lễ sơ duyệt có Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 03/05/2024

(ANTV) - Sáng nay (03/5) tại Điện Biên, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an cũng đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh diễu hành của lực lượng Công an nhân dân tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”

Văn hóa 03/05/2024

(ANTV) - Tối 2/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cựu chiến binh, các nghệ sĩ, gia đình nghệ sĩ có nhiều cống hiến và có tác phẩm nghệ thuật về chiến dịch Điện Biên Phủ, đông đảo khán giả ở trong và ngoài lực lượng CAND.

Xem thêm