Thứ Sáu, 26/04/2024 20:38 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Tái chế đầu lọc thuốc lá thành sản phẩm hữu ích

(ANTV) - Những bằng chứng khoa học mới đây cho thấy, phải mất hơn 10 năm mới phân hủy được trên 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá mà con người thải ra, vì bên trong chúng có chứa một loại nhựa tự nhiên rất khó phân hủy. Vậy phải xử lý khối lượng lớn đầu lọc thuốc lá như thế nào? Một doanh nghiệp tại Ấn Độ đã có lời giải cho vấn đề này, khi coi đầu lọc thuốc lá là nguyên liệu tái chế thành đồ chơi cùng nhiều sản phẩm hữu ích khác.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với gần 267 triệu người ở Ấn Độ hút thuốc, đầu lọc thuốc lá chính là rác thải thường gặp trên đường phố thủ đô New Delhi. Nhưng loại rác thải ấy lại trở nên quý giá với anh Naman Gupta – một doanh nhân trẻ - khi chúng có thể được tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích khác.

Anh Naman Gupta, Giám đốc doanh nghiệp tái chế đầu lọc thuốc lá, cho biết: Đầu tiên, đầu lọc thuốc lá sẽ trải qua một quy trình phân loại. Sau đó, chúng tôi tách thành: giấy, ruột thuốc còn sót lại và bộ lọc. Phần giấy gói bên ngoài chúng tôi tạo ra các sản phẩm giấy tái chế. Thuốc lá được làm thành phân bón cho cây trồng. Còn với các bộ lọc, chúng tôi tạo thành chăn, đệm và nhiều sản phẩm khác nữa.

Doanh nghiệp của anh Naman Gupta hiện có hàng chục nhân viên chính thức và một mạng lưới hàng trăm người chuyên thu lượm các đầu lọc thuốc lá trên khắp đường phố. Mỗi tháng, những công nhân này xử lý gần 7 triệu đầu lọc thuốc lá theo một quy trình hết sức bài bản.

Riêng với bộ lọc, các công nhân sẽ sử dụng một máy dò kim loại để loại bỏ những mảnh kim loại nhỏ có thể còn lẫn bên trong. Sau đó, chúng được đem đi giặt sạch và tẩy trắng. Thành quả thu được là những sợi bông trắng muốt. Và cuối cùng, những sợi bông sẽ được nhồi vào thú bông hoặc chăn, đệm.

Theo anh Naman Gupta: Mỗi ngày, chúng tôi gom được hơn 1.000kg đầu mẩu thuốc lá trên đường phố. Đến nay, chúng tôi đã tái chế được hơn 1,2 tỷ đầu thuốc lá. Chúng tôi đã thu được một số thành quả nhất định, nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu. Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ tái chế được hơn 300 tấn đầu lọc thuốc lá mỗi tháng. Và để là được điều đó, chúng tôi rất cần sự chung tay hỗ trợ của mọi người.

Các sản phẩm được tạo ra từ đầu lọc thuốc lá tái chế bởi doanh nghiệp của anh Gupta hiện bán rất chạy trên thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, với doanh nhân trẻ tuổi, mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp mang tên Code Effort không phải là lợi nhuận, mà là lợi ích bền vững cho môi trường và xã hội.

Dẫu vậy, doanh nghiệp cũng đang tạo ra một khoản thu nhập đáng kể cho nhiều người dân còn khó khăn.

Chị Poonam, công nhân bày tỏ: Chúng tôi làm việc ở đây trước hết vì có thể đóng góp một phần cho việc làm sạch môi trường. Thứ 2, chúng tôi cũng có thể kiếm thêm một khoản tiền để trang trải cuộc sống, mà thời gian ở đây thì không quá gò bó”.

Bộ lọc thuốc lá xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 khi ngành công nghiệp thuốc lá miêu tả chúng như một cách để làm thuốc lá an toàn hơn. Theo đó, chiếc đầu lọc này giúp lọc ra các loại nhựa trong khói thuốc lá và chất nicotine, những chất có liên quan đến bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh) và Đại học bang San Diego, Mỹ công bố cho thấy, đầu lọc thuốc lá thực sự không hoạt động, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư vì chúng khiến người dùng hút thuốc nhiều hơn và độc tố có hại không được loại bỏ hoàn toàn.

Vấn đề dường như không nằm ở các nghiên cứu. Xét cho cùng, đầu lọc của một điếu thuốc không thực sự làm giảm tỷ lệ người hút thuốc, trong khi chúng lại là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới nhất

Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trên mạng dịp nghĩ lễ

Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trên mạng dịp nghĩ lễ

Pháp luật 26/04/2024

(ANTV) - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cảnh báo người dân các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tiền trên mạng xã hội có thể xảy ra trong dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè, đồng thời khuyến cáo người dân cần tăng cường cảnh giác trước các lời mời quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán tiền giả số lượng lớn

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán tiền giả số lượng lớn

Pháp luật 26/04/2024

(ANTV) - Sau thời gian theo dõi các đối tượng có hành vi sử dụng tiền giả có mệnh giá lớn trên địa bàn, Công an tỉnh An Giang đã mở rộng điều tra, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan, qua đó đã triệt phá thành công đường dây sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả số lượng lớn.

Tin tức nổi bật 24h qua

Tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin 26/04/2024

(ANTV) - Xảy ra mâu thuẫn với shipper Lâm Anh Đạt, hai vợ chồng Trương Đình Nhạt và Nguyễn Thị Thủy trú xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi đã liên tục dùng hung khí hành hung khiến anh Đạt gãy hai tay, tổn hại sức khỏe 24%.

Khởi tố, bắt đối tượng Dương Hồng Hiếu

Khởi tố, bắt đối tượng Dương Hồng Hiếu

Pháp luật 26/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Dương Hồng Hiếu, trú thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Nâng cao năng lực tổ liên gia PCCC

Nâng cao năng lực tổ liên gia PCCC

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Có thể thấy, sau khi được thành lập, Tổ liên gia PCCC trên địa bàn cả nước đã phát huy tính hiệu quả trong công tác PCCC. Tuy nhiên, để công tác chữa cháy đi vào chiều sâu, tránh hình thức, Công an tất cả quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thường xuyên tổ chức rèn luyện kỹ năng, đa dạng hóa các tình huống chữa cháy thông qua các Hội thi. Mục tiêu hướng đến nhằm lan tỏa, huy động sức mạnh toàn dân tham gia phong trào PCCC.

Thêm nhiều chiêu thức lừa đảo mới trên mạng xã hội

Thêm nhiều chiêu thức lừa đảo mới trên mạng xã hội

Pháp luật 26/04/2024

(ANTV) - Người dùng mạng xã hội thời gian gần đây không còn quá xa lạ với những chiêu thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Mặc dù đã được cảnh báo và nâng cao cảnh giác nhưng phương thức, thủ đoạn của các đối tượng sử dụng liên tục biến đổi nên nhiều người vẫn mắc bẫy. Các chiêu thức mới có thể kể ra như: giả danh cán bộ công chức nhà nước, đăng tin tuyển dụng với mức lương cao hay thành lập các tổ chức doanh nghiệp không có thật nhằm huy động vốn, trả lãi suất cao.

Xem thêm