Thứ Hai, 20/05/2024 02:07 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thực thi quyền 24h

Quảng Nam: Vẫn khó kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong vài năm gần đây, tại Quảng Nam đã xảy ra hàng chục vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 300 người ngộ độc. Trong đó, phần lớn trường hợp ngộ độc là do sử dụng các sản phẩm nông-lâm-thủy sản bị nhiễm độc làm thực phẩm. Toàn tỉnh hiện có hơn 18.000 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm vừa qua, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã thành lập 4 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh, các lò giết mổ tập trung, nhà ăn tập thể ... ở 12 huyện, thành phố trên địa bàn. Tại các huyện Tiên Phước, Phú Ninh và thành phố Hội An đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm 33/62 cơ sở với tổng tiền phạt vi phạm hành chính hơn 109 triệu đồng. Hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ cơ sở kinh doanh, điểm bán hàng đến cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm.
Về phía lực lượng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 30 trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, tổng số tiền xử phạt là hơn 384 triệu đồng. Thiếu tá Hồ Quang Hải- Đội trưởng đội kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng Cảnh sát môi trường cho biết tình trạng mất vệ sinh toàn thực phẩm tại các cơ sở nấu mỡ huyện Duy Xuyên, Thị xã Điện Bàn cũng khá phức tạp “Lực lượng cảnh sát môi trường QN tập trung vào kiểm tra bếp ăn tập thể, phối hợp với chi cục thú y, các địa phương kiểm tra các cơ sở nấu mỡ. Đối với việc sản xuất mỡ thì nguyên liệu chủ yếu mua từ các lò mổ trong huyện, trong xã. Tại các lò mổ được cấp phép thì họ có giấy về giết mổ, chứng minh được nguồn gốc. Song khi thu gom mỡ về cơ sở nấu mỡ thì rất khó phân biệt cái nào đảm bảo, cái nào không, đây cũng là một cái khó khăn. Cái thứ 2 là để phân tích được các chỉ tiêu an toàn của mỡ, của sản phẩm này thì cũng còn bất cập…”.
Trong tháng 4/2017, có 4 cơ sở sản xuất mỡ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nguyên liệu mỡ sống hôi thối ảnh hưởng đến dân cư xung quanh đã bị lực lượng chức năng ra quyết định đóng cửa. Ngày 28/6, nhận tin báo của người dân ở tổ 10, thôn Thanh Ly 1, xã Bình Nguyên (Thăng Bình) phản ảnh về tình trạng ô nhiễm môi trường do cơ sở chế biến mỡ động vật của bà Lê Thị Lại (thuộc địa phận xã Hương An, Quế Sơn) gây ra, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất mỡ. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 6 bao mỡ phế phẩm không rõ nguồn gốc  nằm trên bãi đất trống thuộc địa phận tổ 10, thôn Thanh Ly 1, xã Bình Nguyên. Các bao mỡ chỉ được che đậy sơ sài bởi một vài tấm tôn cũ phía trên, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc. Bà Nguyễn Thị Liên - một người dân trong vùng nói: “Cả 270 hộ dân quanh đây phải hứng chịu mùi hôi khó chịu từ tháng 5 đến nay. Những bao mỡ được vứt bừa bãi trên khoảnh đất trống, ruồi nhặng vây quanh, có khi mỡ đổ toạc ra và chó tha đi khắp nơi, người dân làm ruộng quanh đây không thể chịu được”.

Thực phẩm bày bán trên đường

Theo Thượng tá Bùi Văn Tuấn- Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Quảng Nam, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là kiểm soát vệ sinh toàn thực phẩm ở các khu- cụm công nghiệp dù từ đầu năm đến nay chưa xảy ra vụ ngộ độc tập thể nào ở các doanh nghiệp. Hiện toàn tỉnh có 7 khu và 39 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút hàng trăm ngàn lao động. Qua kiểm tra của lực lượng cảnh sát môi trường, hiện ở Quảng Nam chỉ những doanh nghiệp vừa với vài trăm công nhân  mới  tổ chức bếp ăn tập thể, còn những doanh nghiệp lớn có vài ngàn công nhân thì thường hợp đồng bên ngoài mua suất ăn công nghiệp. "Vấn đề an toàn thực phẩm ở các khu công nghiệp có thể nói là khá phức tạp, khó kiểm soát. Dù năm nay chưa có vụ ngộ độc tập thể nào nhưng ai dám đảm bảo chất lượng thực phẩm đầu vào của các suất ăn công nghiệp…”, Thượng tá Bùi Văn Tuấn lo ngại.
Kiểm soát chất lượng các suất ăn công nghiệp hiện đang là bài toán khó đối với ngành chức năng ở Quảng Nam bởi số lượng doanh nghiệp nhiều, công nhân đông và các doanh nghiệp này thường ký hợp đồng cung cấp suất ăn công nghiệp với nhiều đơn vị cung cấp nên rất khó kiểm tra. Đơn cử công ty ô tô Trường Hải có gần 10 ngàn công nhân, công ty giày snaker có tới 11 ngàn công nhân và hợp đồng với 6 nhà cung cấp suất ăn… Cũng theo Thượng tá Bùi Văn Tuấn, về mặt hình thức, các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp hay các khách sạn nhà hàng thường cung cấp giấy tờ nhập hàng hóa, song điều này cũng không đảm bảo là nguồn thực phẩm cung cấp cho việc chế biến hàng ngàn suất ăn công nhân hay dịch vụ đám cưới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Trong năm 2017, tỉnh Quảng Nam phấn đấu có 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. 85% cán bộ làm công tác quản lý, thanh tra và 80% cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm ở tuyến cơ sở được bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về an toàn thực phẩm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các ban ngành trong tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành và thiết lập hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm.
Hà Anh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đổi mới trong bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ

Đổi mới trong bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ

(ANTV) - Công tác bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho chiến sỹ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Công an TP Hà Nội đã có nhiều đổi mới tích cực. Trung tá Đào Thị Hạnh Ngàn – Giám đốc Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Phòng tổ chức cán bộ, Công an TP Hà Nội đã chia sẻ về nội dung này với phóng viên Phát thanh CAND, Cục Truyền thông CAND.

Nhức nhối tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng

Nhức nhối tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng

(ANTV) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tiếp xảy ra tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, đánh nhau thậm chí gây rối trật tự công cộng, trong số những thanh thiếu niên này có cả học sinh. Nguyên nhân gia tăng tình trạng các thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng là do thiếu sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục con em.

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

61 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống ma túy.

(ANTV) - Sau khi Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 22/1/2024 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 -2030 được ký kết, Cục cảnh sát điều tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chương trình phối hợp về phòng, chống ma túy trong các sơ sở giáo dục và trường học trên địa bàn.

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

Công an phường Duy Tân (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) chung sức, đồng lòng cùng địa phương thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025

(ANTV) - Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã giai đoạn 2023-2025; cùng với các ban, ngành đoàn thể của địa phương, lực lượng Công an cơ sở đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như công tác bảo đảm ANTT trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Ghị nhận tại địa bàn phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn là địa phương đang triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Hơn 16.000 tân binh bước vào khoá huấn luyện tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(ANTV) - Năm 2024, Bộ tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 16.000 công dân. Trong đó có 3.515 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Bộ tư lệnh CSCĐ và 12.645 công dân được tuyển chọn theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. Để đáp ứng được chỉ tiêu này, ngày 4/3 vừa qua. Bộ tư lệnh CSCĐ đã tổ chức khai giảng khoá huấn luyện thực hiện nghĩa vụ.

Xem thêm