Thứ Năm, 09/05/2024 16:44 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Năm 2023, Việt Nam ghi dấu đậm nét tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(ANTV) - Năm 2023, Việt Nam tiếp tục có nhiều dấu ấn trên trường quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đã có nhiều đóng góp và sáng kiến trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc cũng những nỗ lực bảo vệ quyền con người.

Tháng 2 năm 2023. Ngay trong Khóa họp đầu tiên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, cũng là khóa họp quan trọng nhất trong năm do có Phiên họp cấp cao mở đầu năm công tác của HĐNQ, thu hút sự quan tâm và tham dự của các quan chức cao cấp của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.

Việt Nam đã thể hiện vai trò xây dựng và đóng góp tích cực, với những đề xuất sáng kiến quan trọng. Đặc biệt là Nghị quyết Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna đã được HĐNQ thông qua, với 121 nước đồng bảo trợ. Nghị quyết này là dấu ấn quan trọng của HĐNQ, tạo cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm của HĐNQ xuyên suốt trong năm 2023 ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay: Việt Nam đề xuất Hội đồng Nhân quyền xem xét thông qua văn kiện khẳng định giá trị và cam kết của tất cả chúng ta đối với Tuyên ngôn Nhân quyền, Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna. Đây sẽ là hành động thiết thực của Hội đồng Nhân quyền để kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna.

Với ý thức và quyết tâm cao của một thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao nhất cho công việc của Hội đồng Nhân quyền, vì một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại.

Tại Khóa họp 53 vào tháng 7, một trong những dấu ấn nổi bật của Việt Nam là đã cùng Nhóm nòng cốt soạn thảo và thương lượng Nghị quyết hằng năm về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người”. Nghị quyết đề cao yếu tố con người và có tính thời sự cao, đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước đồng bảo trợ.

Các sáng kiến này của Việt Nam là sự đóng góp thiết thực và có ý nghĩa đối với công việc chung của Liên hợp quốc trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, đảm bảo mọi quyền cho tất cả mọi người.”

Quan điểm lấy con người là trung tâm trong qua trình phát triển cũng là mục tiêu, định hướng của Việt Nam, và đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 vừa qua.

Tại Khóa họp lần thứ 54 vào tháng 10, khép lại các hoạt động của HĐNQ trong năm 2023. Việt Nam triển khai 2 sáng kiến thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, bao gồm Phát biểu chung và Tọa đàm quốc tế về chủ đề này. Phát biểu chung đã được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 60 nước từ tất cả các châu lục chính thức bảo trợ.

Với hàng loạt phát biểu quốc gia, phát biểu chung ASEAN và các nhóm đồng quan điểm, cũng như tham vấn mang tính xây dựng, những hoạt động cụ thể nằm trong chuỗi các sáng kiến và hoạt động thiết thực của Việt Nam với tư cách thành viên tích cực, có trách nhiệm của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, tạo nên dấu ấn đậm nét, góp phần tích cực vào công việc của HĐNQ trong những vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đồng thời góp phần giới thiệu những thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người không chỉ trong năm vừa qua.

Năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Ngay sau đó, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia hầu hết vào các công ước quốc tế về quyền con người. Bởi đây chủ trương nhất quán của Việt Nam, đồng thời thể hiện cam kết cũng như quyết tâm chính trị mạnh mẽ của nước ta trong việc bảo đảm và thực thi các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người.

Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Trở thành điểm sáng, tiên phong trong thực hiện cam kết.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đánh giá: Phải nói rằng những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người của các công dân Việt Nam nói riêng, và tham gia bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới nói chung đều được bạn bè quốc tế đánh giá rất là cao, trong đó, việc chúng ta ứng cử vào hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, và chúng ta thực hiện đầy đủ chức trách của một thành viên, ủy viên của hội đồng nhân quyền này, tiếng nói của chúng ta cũng đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước trong việc đảm bảo quyền con người không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hiến pháp và các luật đã và đang ban hành, đều hướng tới việc bảo vệ cái quyền con người.

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia, Việt Nam còn nội luật hóa các cái nguyên tắc, các chuẩn mực ở quốc tế về quyền con người vào trong hệ thống Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, và tổ chức thực thi trên thực tiễn. thúc đẩy các biện pháp hiệu quả và phân bổ đủ nguồn lực để bảo đảm tốt hơn nữa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị, đặc biệt quan tâm đến quyền của các nhóm dễ bị tổn thương đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết: Nếu soi chiếu toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, thì luôn lấy vấn đề quyền con người, quyền công dân được xác định là trung tâm, pháp luật phục vụ con người, phục vụ các lợi ích chính đáng của người dân. Tôi khẳng định rằng, trong hệ thống pháp luật VN, luôn luôn coi trọng tất cả các quyền công dân và quyền con người, đó là mục tiêu đầu tiên của xây dựng pháp luật và xoay quanh đó để phục vụ.

Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đã có rất nhiều cải thiện về chính phủ điện tử, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân nói chung và đặc biệt là người khuyết tật. Họ có thể hòa nhập vào xã hội dễ dàng hơn trước.

Sự tham gia tích cực và những dấu ấn của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, cũng như những chính sách, pháp luật đảm bảo quyền con người đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam công tác này.

Với những chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm các quyền con người được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước để "không ai bị bỏ lại phía sau". Những thành tựu này được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao, và sẽ không một thế lực thù địch, chống phá nào có thể xuyên tạc được.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện kho sang chiết khí cười ngụy trang tinh vi

Phát hiện kho sang chiết khí cười ngụy trang tinh vi

Pháp luật 09/05/2024

(ANTV) - Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện và triệt phá kho sang chiết khí N2O, hay còn gọi là khí cười trái phép được ngụy trang tinh vi, thu giữ hơn 340 bình các loại.

10 năm Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn

10 năm Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn

Chính trị 09/05/2024

(ANTV) - Từ 01/11/2018 - 31/12/2022, Việt Nam ban hành hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo tốt hơn về quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng:

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Điểm tin 09/05/2024

(ANTV) - Quảng Trị: Khởi tố đối tượng giết người; Ninh Thuận: Tạm giữ đối tượng cố ý gây thương tích; Quảng Ngãi tuyên phạt bị cáo phạm ngọc phượng về tội "nhận hối lộ"; Thái Nguyên: Nổ lớn khiến một người tử vong; Thêm 2 nạn nhân được giải cứu với chiêu bài việc nhẹ lương cao - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.

Mùa du lịch trải nghiệm

Mùa du lịch trải nghiệm

Kinh tế 09/05/2024

(ANTV) - Mùa hè, mùa du lịch đã tới. Đối với nhiều người, đây cũng chính là thời gian để có thể xê dịch và trải nghiệm. Năm nay, vé máy bay nội địa tăng cao, bởi vậy, xu hướng du lịch của cư dân mạng cũng đã có những thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, mà vẫn trọn vẹn một mùa hè đa sắc.

Tiệc thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala 2024

Tiệc thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala 2024

Thế giới 09/05/2024

(ANTV) - Sau bao ngày trông ngóng của giới mộ điệu trên toàn thế giới, sự kiện thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala 2024 đã chính thức được diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York (Mỹ). Sự kiện đã quy tụ dàn sao nổi tiếng với những bộ trang phục vô cùng độc đáo.

Nghệ thuật tranh khảm ở thành phố Ravenna (Italia)

Nghệ thuật tranh khảm ở thành phố Ravenna (Italia)

Thế giới 09/05/2024

(ANTV) - Tranh khảm từ những mảnh kính và gạch đầy màu sắc xuất hiện phổ biến trên các bức tường, trần nhà ở nhiều dinh thự cổ kính và những công trình nổi tiếng tại thành phố Ravenna, miền Bắc Italia. Nghệ thuật tranh khảm ở thành phố Ravenna được xem là một di sản của thành phố có bề dày lịch sử và nghệ thuật này.

Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ thiên nhiên

Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ thiên nhiên

Thế giới 09/05/2024

(ANTV) - Vườn Bách thảo Hoàng gia (Vườn Kew) là một điểm tham quan rất nổi tiếng ở thủ đô Luân Đôn, nước Anh. Hiện nơi đây đang diễn ra cuộc triển lãm mang tên “Light into Life” tạm dịch “Ánh sáng vào cuộc sống” giới thiệu những tác phẩm điêu khắc lấy ý tưởng từ thiên nhiên.

Tình trạng người đi bộ gây mất an toàn giao thông

Tình trạng người đi bộ gây mất an toàn giao thông

Xã hội 09/05/2024

(ANTV) - Tình trạng người đi bộ băng qua đường tại các tuyến phố có cầu bộ hành vẫn diễn ra phổ biến, rất nguy hiểm, khi mà lưu lượng phương tiện ngày một gia tăng. Nếu không làm chủ được tốc độ, tai nạn rất dễ xảy ra. Mặc dù cơ quan chức năng cũng đã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nhưng vẫn không thấm vào đâu, vi phạm vẫn diễn ra tràn lan.

Xem thêm