Thứ Hai, 20/05/2024 10:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

10 năm Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn

(ANTV) - Từ 01/11/2018 - 31/12/2022, Việt Nam ban hành hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo tốt hơn về quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng:

Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Đề an Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với nhiều chính sách, biện pháp toàn diện.

Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế tăng từ 81.7% năm 2016 lên 92.04% dân số tính đến cuối năm 2022. Các đối tượng chính sách như người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi… được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế.

Việt nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong tăng cường việc tiếp cận thông tin rộng khắp của người dân, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Sau 25 năm kết nối internet, Việt Nam trở thành một nước mạnh về viễn thông. Tính đến tháng 12/2022, Việt nam có hơn 72,1 triệu người sử dụng internet (chiếm 71,2% dân số), xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng.

Công ước quốc tế về quyền con người là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.

Việt Nam gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người ngay vào đầu những năm 80 của Thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Chính vì vậy, việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam là một minh chứng rõ nét về nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng các quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế.

Có 9 Công ước quốc tế thì Việt Nam đã tham gia 7 Công ước cơ bản về quyền con người, đó là:

- Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24/9/1982;

- Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24/9/1982;

- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 17/02/1982;

- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày 09/6/1982;

- Công ước về Quyền Trẻ em 1989 , ký kết ngày 26/1/1990, phê chuẩn ngày 28/2/1990 và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang (ký kết ngày 08/9/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001) và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 08/9/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001);

Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22/11/2007 và phê chuẩn ngày 5/2/2015;

 Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày 07/11/2013 và phê chuẩn ngày 5/2/2015.

Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc.

Ngày 17/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019,…

Việc tham gia vào Công ước Chống tra tấn đã giúp góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi trái pháp luật khác được quy định trong Công ước, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; vấn đề nhân quyền ngày càng được đề cao trong xã hội hiện nay, quyền lợi con người ngày càng được đảm bảo hơn; tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm quyền con người.

Từ 01/11/2018 - 31/12/2022, Việt Nam ban hành hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để đảm bảo tốt hơn về quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng:

Về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong tố tụng hình sự: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, trong đó đáng chú ý là: Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ theo lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Về thi hành tạm giữ, tạm giam: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, trong đó đáng chú ý là Thông tư quy định nguyên tắc, tình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm và quan hệ phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ bắt, áp giải, dẫn giải của lực lượng làm nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân.

Về thi hành án hình sự: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự, thống kê thi hành án hình sự tại cộng đồng, quy định biểu mẫu sổ sách về công tác thi hành án phạt tù, thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trương giáo dưỡng, thoe dõi, quản lí người ở cơ sở lưu trú.

Về khiếu nại, tố cáo: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn, nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân; Thông tư quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng lãng phí.

 Về bào chữa, trợ giúp pháp lí: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lí, quy định liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hơpej phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

 Về bồi thường thiệt hại: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, hướng dẫn “Công tác quản lí việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của .......

Về khám, chữa bệnh trong các cơ sở giam giữ: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn thông tư quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị ý tế tại các cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho phạm nhân, trại viên, học sinh và người bị tạm giữ, tạm giam; Hướng dẫn về việc khám, chữa bệnh định kỳ, điều trị cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân; Hướng dẫn về việc bố trí buồng điều trị riêng tại các bệnh viện Quân đội trên địa bàn.

Về quy tắc đạo đức nghề nghiệp: Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và ngừoi lao động ngành Kiểm sát nhân dân, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lí; Quy định văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ với phạm nhân và thân nhân phạm nhân.

Về dân chủ ở cơ sở: Việt Nam đã ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản hướng dẫn thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữu phạm nhân, cơ sở giáo dực bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc BCA, thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng CAND, thực hiện dânc hủ trong hoạt động điều tra của lực lượng CAND, thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

Về tiếp cận thông tin: Việt Nam đã ban hành đề án Hỗ trợ thông tin truyền thông về dân tộc và tôn giáo, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và snags tạo trên môi trường mang, đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.

Việt Nam đã triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc BCA. Việt nam đã quy định cụ thể những thông tin được công khai để nhân dân biết, tham gia ý kiến, giám sát, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực, quanl liêu, sách nhiễu và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền của người dân.

Việt Nam đã thiết lập hệ thống phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng của BCA thông qua số điện thoại 113 hoặc 0692326555. Đường giây nóng về bảo vệ trẻ em qua số 111.

Việt Nam đã xây dựng mô hình Phòng điều tra thân thiện để giải quyết các vụ liên quan đến người dưới 18 tuổi và xâm hại người dưới 18 tuổi.

Việt Nam đã triển khai thực hiện quy định về việc Toà án nhân dân xem xét quyết định việc đưa người nghiện ma tuý đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Việt Nam triển khai thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Phạm nhân tham gia hoạt động lao động phải trên cơ sở tự nguyên, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩavụ theo quy định.

Việt Nam đã ký kết Hiệp định Dẫn độ, trong đó quy định rõ việc dẫn độ sẽ bị từ chối nếu bên được yêu cầu có căn cứ xác đáng để tin rằng người bị yêu cầu đẫn độ sẽ bị tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo hoặc hạ nhục con người ở bên yêu cầu.

Việt Nam đã tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, các tin bài phóng sự chuyên sâu hoặc lồng ghép về Công ước CAT. Nội dung Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn đã thường xuyên được tuyên truyền cùng với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Đồng thời tổ chức nhiều đoàn kiểm tra giám sát, thoe dõi việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở giam giữ

Tất cả các bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện các văn bản khuyến nghị về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn và đào tạo về Công ước chống tra tấn. Việc triển khai nghiêm túc, đồng bộ bài bản, tôn trọng luật pháp quốc tế là minh chứng cho việc Việt Nam đảm bảo quyền con người.

Việt Nam đã đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm nhân quyền, đặc biệt là triển khai thực hiện nghiêm túc Công ước chống tra tấn. Việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước chống tra tấn khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại và trao đổi với các nước và tổ chức quốc tế về nhân quyền.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 20/05/2024

(ANTV) - Tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, phóng viên báo chí đặt câu hỏi liên quan quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong dự thảo Luật TTATGT đường bộ. Uỷ viên Thường trực UBQPAN Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học. Thông tin được đăng tải trên báo CAND.

Indonesia sẵn sàng cho Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10

Indonesia sẵn sàng cho Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10

Thế giới 20/05/2024

(ANTV) - Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10 tại Bali (Indonesia) sẽ đưa ra tuyên bố cấp Bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Diễn đàn này được tổ chức lần đầu vào năm 1997 tại Maroc. Indonesia hiện đã sẵn sàng cho sự kiện về nước lớn nhất thế giới, chính thức khai mạc vào ngày mai tại Bali.

Trải nghiệm hoạt động PCCC miễn phí tại Hà Nội

Trải nghiệm hoạt động PCCC miễn phí tại Hà Nội

Xã hội 20/05/2024

(ANTV) - Với mục tiêu hình thành một địa điểm công cộng quen thuộc có thể thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu tìm hiểu, học tập các kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội vừa cho ra mắt Trung tâm Giáo dục cộng đồng về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa chỉ số 166 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngay khi vừa đi vào hoạt động, trung tâm đã thu hút một lượng lớn học sinh, sinh viên, người dân trên địa bàn tham gia trải nghiệm.

Kịp thời cứu một cuộc đời

Kịp thời cứu một cuộc đời

Xã hội 20/05/2024

(ANTV) - Tuần tra kiểm soát là công việc hàng ngày của lực lượng Công an với rất nhiều tình huống xử lý để giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tình huống kịp thời giữ được mạng sống cho người khác. Đó là câu chuyện mới diễn ra tại Tuyên Quang, khi tổ Cảnh sát Cơ động thực hiện tuần tra thì phát hiện một nam thanh niên đứng trên lan can cầu Tình Húc và có biểu hiện nhảy cầu tự tử. Ngay lập tức tổ tuần tra đã tiếp cận, kịp thời áp sát, ngăn chặn, giữ được nam thanh niên ngay trước khi người này nhảy xuống sông.

Nhận diện chiêu trò giả danh sĩ quan quân đội để lừa đảo

Nhận diện chiêu trò giả danh sĩ quan quân đội để lừa đảo

Pháp luật 19/05/2024

(ANTV) - Thời gian qua, tình trạng mạo danh, giả danh bộ đội để lừa đảo diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng thường nhắm đến mục tiêu là các đại lý, cửa hàng kinh doanh, giả mua một sản phẩm nào đó, rồi đặt mua những sản phẩm mà cửa hàng không có với số lượng lớn, rồi từ đó chúng lên những kế hoạch, thao túng và dụ người bán hàng theo kế hoạch mà các đối tượng đã vạch sẵn. Hàng trăm nạn nhân sập bẫy, số tiền mà các đối tượng lừa đảo cũng lên tới hàng chục tỷ đồng.

Xem thêm