Thứ Hai, 06/05/2024 10:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Xóa kiểm tra miệng - nên hay không?

(ANTV) - Kiểm tra đầu giờ, hay còn gọi là kiểm tra miệng là một khái niệm không còn xa lạ đối với các em học sinh và các thầy cô giáo. Nếu gõ từ khóa "kiểm tra miệng" trên các trang công cụ tìm kiếm, người dùng ngay lập tức nhận được hàng trăm bài viết về chủ đề này. Không ít học sinh coi kiểm tra miệng là nỗi ám ảnh.

Và mới đây Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra đề xuất: Yêu cầu giáo viên hạn chế kiểm tra bài cũ đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng. Đề xuất này ngay lập tức đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh và cả cộng đồng mạng.

Cụ thể tại hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 ở quận 3 TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD - ĐT TP.HCM, đề nghị giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ theo kiểu "kêu bất chợt, hỏi bất chợt" vì sẽ khiến học sinh căng thẳng, áp lực. Thông tin này đã trở thành chủ đề hot trên các trang báo cũng như mạng xã hội.

Rất nhiều người bày tỏ quan điểm ủng hộ vì cho rằng hình thức kiểm tra này sẽ khiến học sinh căng thẳng, lo lắng mỗi khi vào tiết học.   

Bên cạnh sự đồng tình trước yêu cầu không gọi học sinh kiểm tra miệng theo kiểu bất chợt, nhiều ý kiến lo ngại điều này có phạm vào quy định các bước lên lớp của một giờ giảng truyền thống?

Theo nhiều cư dân mạng, kiểm tra bài cũ, nhắc lại kiến thức đã học là một phần không thể thiếu trong tiến trình bài dạy của một tiết học. Vì kiến thức là tiếp nối, trước khi dạy kiến thức mới thì giáo viên cần ôn tập, nhắc nhở, kiểm tra sự tập trung, nhận biết kiến thức của học sinh. Giáo viên cần thực hiện việc giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh và kiểm tra kết quả, quá trình thực hiện của học sinh.

Cộng đồng mạng cho rằng kiểm tra bài cũ, kiểm tra miệng đầu giờ có chung mục tiêu cuối cùng là không để học sinh lười học, đảm bảo việc kiểm tra giúp các em phát triển ý thức tự học và tư duy sâu hơn. Theo quan điểm cá nhân của một số cư dân mạng không nên bỏ kiểm tra bài đầu giờ, điều giáo viên cần làm là thay đổi cách thức thực hiện để tạo môi trường học tập thú vị và không căng thẳng đối với con trẻ.

  Trao đổi về việc thực thi chính sách này đại diện Sở GD&ĐT Thành phố HCM đã có những chia sẻ: Việc "trả bài" như trước đây còn mang nặng tính tập trung về kiểm tra kiến thức, không phù hợp với quan điểm, mục tiêu và các chỉ đạo chung trong thời điểm hiện tại.

Thay đổi phương pháp kiểm tra - đánh giá học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học 2023 - 2024.

Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố yêu cầu giáo viên không trả bài bất ngờ theo kiểu học thuộc lòng. Hình thức kiểm tra miệng như vậy là máy móc, gây áp lực cho học sinh và đi ngược lại với tinh thần đổi mới giáo dục.

Thay vào đó, việc kiểm tra miệng có thể được thay thế bằng các hình thức như: thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

Như vậy, vấn đề “Bãi bỏ hoàn toàn kiểm tra bài cũ” là chưa chính xác. Mà thực tế là tìm thêm nhiều phương pháp phù hợp để kiểm tra kiến thức học sinh, sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đảm bảo vững chắc an ninh trật tự ở cơ sở

Đảm bảo vững chắc an ninh trật tự ở cơ sở

Chính trị 06/05/2024

(ANTV) - Thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quan điểm, nội dung chỉ đạo của Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị, Đảng uỷ Công an Trung ương, với sự quyết tâm cao, Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch, đổi mới cách làm theo phương châm bám sát thực tiễn, giải quyết các vấn đề an ninh trật tự ngay từ cơ sở.

Làn sóng tha hương do nghèo đói và xung đột ở châu Mỹ

Làn sóng tha hương do nghèo đói và xung đột ở châu Mỹ

Thế giới 06/05/2024

(ANTV) - Ít nhất 22 triệu người dân tại châu Mỹ đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do nghèo đói và xung đột, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế cũng như khiến tình trạng di cư trong khu vực ngày càng thêm trầm trọng.

Giải pháp nào ngăn chặn ngộ độc thực phẩm?

Giải pháp nào ngăn chặn ngộ độc thực phẩm?

Xã hội 06/05/2024

(ANTV) - Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại một cơ sở ở thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai khiến hơn 550 người nhập viện. Đến thời điểm này, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đang vào cuộc để điều tra nguyên nhân. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cho thấy vấn đề này cần được kiểm soát chặt chẽ.

Từ ngày 1/7, người từ đủ 6 tuổi trở lên phải thu nhận vân tay

Từ ngày 1/7, người từ đủ 6 tuổi trở lên phải thu nhận vân tay

Xã hội 06/05/2024

(ANTV) - Từ ngày 1/7, người từ đủ 6 tuổi trở lên phải thu nhận vân tay, mống mắt khi làm thẻ căn cước; Tổng cục Thuế yêu cầu kiểm tra việc xuất hóa đơn xăng dầu từng lần bán; Kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé bay của các hãng hàng không...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.

Điện Biên - những ký ức không bao giờ quên

Điện Biên - những ký ức không bao giờ quên

Xã hội 06/05/2024

(ANTV) - Đối với mỗi người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, những ngày tháng 5 năm 1954 luôn là một trong những ký ức không bao giờ quên, đó là những ký ức về một chiến dịch gian khổ, chiến trường khốc liệt, nhưng cũng hết sức oai hùng, vẻ vang và đầy tự hào.

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể

Xã hội 06/05/2024

(ANTV) - Thời gian gần đây, các vụ ngộ độc tập thể liên tiếp xảy ra và tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam như Khánh Hòa, Đồng Nai, TP.HCM với số lượng lên tới hàng trăm người. Mới đây nhất, ngày 30/4 là vụ ngộ độc tập thể ở tỉnh Đồng Nai. Vấn đề này khiến nhiều người không khỏi hoang mang trước nguy cơ về tình trạng ngộ độc thực phẩm luôn hiện hữu.

Xem thêm