Thứ Bảy, 11/05/2024 07:37 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Nuôi cá bớp lồng bè khởi sắc ở Lý Sơn

(ANTV) - Sau nhiều vụ ồ ạt thả nuôi tôm hùm theo kiểu tự phát, nhiều ngư dân nuôi trồng thủy sản ở Lý Sơn, Quảng Ngãi trở nên lao đao, hàng chục ngư dân trên đảo quyết định bỏ tôm hùm chuyển sang nuôi cá bớp thương phẩm. Cá bớp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân dân huyện đảo. 

Đầu tư hàng trăm triệu đồng để làm lồng bè và mua con giống từ vài năm nay. Hàng năm ông Đặng Văn Thành ở xã An Vinh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã chia thành 3 đợt thả giống với số lượng 15.000 con. Với phương pháp nuôi gối đầu này, mỗi năm ông Thành xuất bán trên dưới 10 tấn cá, với giá bán ổn định 130.000 đồng/kg, ông Thành thu lãi về hàng trăm triệu đồng.

Lý Sơn có 38 ngư dân tham gia nuôi cá bớp trên biển với gần 40 bè, quy mô trên 1.000 lồng. Năm 2019, ngư dân Lý Sơn đã xuất bán 180 tấn cá bớp, vượt 60 tấn so với năm 2018, giá trị đạt trên 23 tỷ đồng. Theo các ngư dân nuôi trồng thủy sản ở Lý Sơn, cá bớp là đối tượng dễ nuôi, nhanh lớn, ít xảy ra dịch bệnh, ít rủi ro, tỷ lệ sống cao hơn so với các đôí tượng khác. Mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm hùm sang cá bớp, cuộc sống của các hộ nuôi trồng thủy hải sản được cải thiện.

Lý Sơn là một huyện đảo, có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái biển lý tưởng và rất thuận lợi để phát triển nuôi cá bớp lồng bè. Huyện Lý Sơn luôn quan tâm hỗ trợ giống cá, chuyển giao kỹ thuật nuôi cho người dân. Ngoài đầu tư của người dân và kinh phí 2 tỷ đồng hỗ trợ của tỉnh, huyện Lý Sơn tiếp tục hỗ trợ 10 hộ dân mở rộng quy mô nuôi trồng.

4 năm qua kể từ khi chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm hùm sang cá bớp, thu nhập của ngư dân được nâng cao, góp phần phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển một cách bền vững và ổn định theo đúng quy hoạch của địa phương.

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại Hà Nội rất nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà phê... đã tạm đóng cửa vì ế ẩm, vắng khách. Tuy nhiên, cũng có nhiều cửa hàng vẫn đang hoạt động, nhưng chủ yếu cũng hoạt động cầm chừng vì lượng khách sụt giảm nghiêm trọng so với thời gian trước khi có dịch. Và để duy trì, thì nhiều cửa hàng quyết định chuyển sang kinh doanh bằng hình thức online hoặc thông báo cho thuê lại mặt bằng kinh doanh.

Phố Tô Hiệu, quận Cầu giấy, Hà Nội trước đây vốn là con phố sầm uất với nhiều nhà hàng, cửa hàng ăn uống thì nay bỗng trở nên đìu hiu, vắng vẻ, với một loạt biển thông báo “Tạm thời đóng cửa vì dịch Covid 19”. Nguyên nhân dẫn đến việc tạm thời đóng cửa được các nhà hàng lý giải do lượng khách sụt giảm, doanh thu không đủ, không đủ tiền thuê nhân viên và các chi phí điện nước. Bên cạnh đó, nhiều chủ cửa hàng cũng cho biết, bản thân ý thức việc tạm thời đóng cửa để chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Không riêng gì các nhà hàng ăn uống, quán cà phê...ngay cả những quán bia hơi thường ngày tập trung rất đông khách hàng, thì nay cũng vắng vẻ. Và theo chia sẻ được biết, thời điểm này lượng khách đến ăn uống chỉ chiếm khoảng 5-10% so với trước khi có dịch, điều đó đồng nghĩ với việc các nhà hàng bị thất thu một lượng lớn doanh thu, thậm trí nhiều nhà hàng phải bù lỗ để trả tiền nhân viên, thuê mặt bằng.

Tuy nhiên, trước tình hình kinh doanh khó khăn vì dịch bệnh, nhiều chủ nhà đã giảm tiền thuê mặt bằng để hỗ trợ phần nào các cửa hàng. Đây có thể coi là hành động ý nghĩa và thiết thực nhất để cùng đồng hành và giảm bớt đi gánh nặng kinh tế cho các cửa hàng trong mùa dịch.

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều ngành kinh tế, đặc biệt trong đó là ngành dịch vụ. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc trách nhiệm từ các Bộ, ngành, địa phương, cùng với ý chí vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, dịch Covid-19 sẽ sớm bị đẩy lùi, hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng được hồi phục

Tin mới nhất

Hàn Quốc ngăn chặn bác sĩ nước ngoài hành nghề khi chưa có giấy tờ hợp lệ

Hàn Quốc ngăn chặn bác sĩ nước ngoài hành nghề khi chưa có giấy tờ hợp lệ

Thế giới 10/05/2024

(ANTV) - Ngày 10/5, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cho biết chính phủ sẽ triển khai các biện pháp để tránh xảy ra tình trạng các bác sĩ nước ngoài hành nghề tại nước này khi chưa có giấy tờ hợp lệ trong bối cảnh dịch vụ y tế quốc gia gặp nhiều khó khăn vì cuộc đình công của các bác sĩ kéo dài.

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin phẫu thuật nhầm ở Quảng Nam

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ thông tin phẫu thuật nhầm ở Quảng Nam

Xã hội 10/05/2024

(ANTV) - Liên quan đến thông tin tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam có nữ bệnh nhân 36 tuổi, trú tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, “được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, bác sĩ lại phẫu thuật buồng trứng trái”, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đề nghị làm rõ vụ việc.

Quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân

Quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân

Chính trị 10/05/2024

(ANTV) - Sáng nay (10/5) tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41 ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương…Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trung ương và trực tuyến đến 4.322 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham gia của 206.962 đại biểu.

Khai mạc vòng hòa đàm mới về Nam Sudan

Khai mạc vòng hòa đàm mới về Nam Sudan

Thế giới 10/05/2024

(ANTV) - Ngày 9/5, các cuộc đàm phán hòa giải cấp cao về Nam Sudan đã khai mạc tại Kenya với việc Tổng thống các nước châu Phi kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột vốn làm tê liệt nền kinh tế nước này trong nhiều năm.

Quản lý lưu trú thông minh

Quản lý lưu trú thông minh

Xã hội 10/05/2024

(ANTV) - Là một trong những mô hình thuộc Đề án 06, mô hình “triển khai nền tảng quản lý lưu trú” bằng phần mềm thông báo lưu trú ASM đã đem đến phương thức thông báo lưu trú trực tuyến mới. Phần mềm này được xem là một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú thực hiện công tác quản lý và thông báo lưu trú. Qua đó, tạo chuyển biến rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự.

Xem thêm