Thứ Hai, 13/05/2024 09:40 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

COP28 – Kỳ vọng sự đột phá

(ANTV) - Thỏa thuận đạt được tại COP27 mới chỉ ở dạng điều khoản thỏa thuận, hay nói đúng hơn là trên danh nghĩa. Cái mà các quốc gia đang phát triển hay các nước nghèo cần chính là một hành động thực tiễn từ các nước phát triển. Ngay trong ngày đầu tiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28, Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đều muốn đưa ra những hành động cụ thể.

Nhìn lại một số hình ảnh từ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) vào tháng 11 năm ngoái tại Ai Cập. Tại phiên bế mạc của hội nghị, các đại biểu đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc thành lập Quỹ bồi thường tổn thất và thiệt hại cho các nước dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Sau Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, thì đây là thỏa thuận lịch sử hiếm hoi tiếp theo mà COP đạt được kể từ khi triển khai hội nghị. Đáng chú ý hơn, nội dung thành lập quỹ bồi thường này vốn không nằm trong chương trình nghị sự ban đầu. Tuy nhiên, trước nỗ lực của các nước đang phát triển, đây đã trở thành chủ đề được quan tâm hàng đầu tại COP27.

Dẫu vậy, thỏa thuận đạt được tại COP27 mới chỉ ở dạng điều khoản thỏa thuận, hay nói đúng hơn là trên danh nghĩa. Cái mà các quốc gia đang phát triển hay các nước nghèo cần chính là một hành động thực tiễn từ các nước phát triển.

Và điều này đã nhen nhóm ngay trong ngày đầu tiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).

Mặc dù phát thải ít, song các nước đang phát triển lại phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trước những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và nắng nóng nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu vào năm 2018, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải CO2, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất 290-580 tỷ USD/năm vào năm 2030 và 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.

Trong những tháng gần đây, khó khăn càng đè nặng lên các nước đang phát triển, khi họ vừa phải căng mình đối phó với thảm họa thiên nhiên, vừa phải chật vật vì lạm phát leo thang, khủng hoảng lương thực và năng lượng hay chiến tranh, xung đột.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết về việc Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đến nay, Việt Nam đã đưa ra một loạt chương trình hành động để hiện thực hóa các cam kết nhằm ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu, và điều này cũng một lần nữa được nhấn mạnh trong bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP28 vào ngày 2/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP28 là dịp để Việt Nam thể hiện mạnh mẽ thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu; giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ chủ trương, quyết tâm và nỗ lực, cũng như khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hà Nội: Sập tường, 3 cháu nhỏ tử vong

Hà Nội: Sập tường, 3 cháu nhỏ tử vong

Xã hội 13/05/2024

(ANTV) - Cơn mưa lớn trong đêm đã khiến bức tường bị đổ sập, đè vào 3 cháu nhỏ khi đang chơi khiến các nạn nhân tử vong. Vụ việc xảy ra vào khoảng 22h đêm qua, tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Tăng cường xử lý các hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông

Tăng cường xử lý các hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông

Xã hội 13/05/2024

(ANTV) - Tiếp tục xử lý nghiêm các hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trong thời gian qua, Công an TP hà Nội đã triển khai nhiều phương án, huy động các lực lượng phối hợp lập nhiều chốt, thành lập các tổ tuần lưu kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Indonesia: Tai nạn xe buýt trường học, hàng chục người thương vong

Indonesia: Tai nạn xe buýt trường học, hàng chục người thương vong

Thế giới 13/05/2024

(ANTV) - Ngày 12/5, cảnh sát Indonesia thông báo đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ tai nạn xe buýt trường học nghiêm trọng trên đảo Java. Vụ tai nạn xảy ra lúc 18h48 ngày 11/5 (giờ địa phương) khi một xe buýt chở hơn 60 học sinh và giáo viên từ thị trấn Depok đến Lembang, một địa điểm du lịch nổi tiếng trên đảo Java, thì gặp nạn.

Tạm đình chỉ giáo viên mầm non đánh bé gái 8 tuổi

Tạm đình chỉ giáo viên mầm non đánh bé gái 8 tuổi

Xã hội 13/05/2024

(ANTV) - Liên quan đến vụ việc một phụ nữ là giáo viên mầm non đánh bé gái 8 tuổi trên địa bàn thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, hiện Công an thị trấn Ít Ong đã tiếp nhận đơn trình báo của gia đình, đang phối hợp với lực lượng Cảnh sát điều tra của Công an huyện Mường La để điều tra, xác minh. Còn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường La, Trường mầm non Ít Ong đã họp và tạm đình chỉ giáo viên trong vụ việc trên để làm rõ.

Tin tức nổi bật ngày 13/5

Tin tức nổi bật ngày 13/5

Điểm tin 13/05/2024

(ANTV) - Nhà ở xã hội thiếu nhưng vẫn “ế” - Cần giải quyết dứt điểm bài toán “đúng đối tượng”; Quản lý camera giám sát để bảo vệ thông tin người dung; Công bố danh sách các đơn vị được tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; Dựa vào điểm sàn, thí sinh cân nhắc nguyện vọng xét tuyển đại học...là một số tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay.

Giảm áp lực cho kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội

Giảm áp lực cho kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội

Xã hội 13/05/2024

(ANTV) - Từ nhiều năm qua, thi vào lớp 10 trường công lập ở Hà Nội đã trở thành kỳ thi căng thẳng bậc nhất. Khu vực nội thành, điểm trúng tuyển luôn ở mức rất cao. Đặc biệt năm nay, tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội không chỉ "nóng" ở trường công lập mà sang cả tư thục. Nhiều trường tư thục hiện nay tỷ lệ chọi cũng rất cao. Bởi không ít phụ huynh có con học chưa tốt, thuộc tốp dưới đã tự tính toán hoặc nhờ thầy cô tư vấn để chọn trường phù hợp cho con. Với số lượng hồ sơ ghi danh ngày càng nhiều, thậm chí gấp đôi, gấp 3, có trường đã phải tạm dừng nhận hồ sơ mới. Làm sao để giảm áp lực cho cuộc thi vào lớp 10 THPT công lập?

Xem thêm