Chủ Nhật, 05/05/2024 23:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ sách giáo khoa?

(ANTV) - Tôi có theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK). Là người đã tham gia nhiều lần biên soạn CT và SGK, tôi ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã chưa làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ SGK của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo…

Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GD&ĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK theo ngân sách nhà nước. Nghĩa là Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ SGK của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý nhà nước.                  

Vì sao Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm một bộ SGK nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lí do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn CT và SGK, có phải Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm hay không?

Bộ GD&ĐT thực hiện vai trò quản lý nhà nước

Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý nhà nước của Bộ về CT và SGK. Cụ thể Bộ GD&ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.” ( Mục 4. Điều 104)

Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:

Thứ nhất, về quản lý nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD&ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK. 

Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định CT giáo dục phổ thông 2018 đến việc, quy định các yêu cầu về biên soạn SGK và các tiêu chí đánh giá SGK (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

Trong lần đổi mới này, CT giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, mang tính pháp lệnh, SGK chỉ là các học liệu. 

Vai trò quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT được thể hiện ở các nội dung như:

Chủ trì xây dựng CT, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai CT là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về CT;

Bộ GD&ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn SGK; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện CT và SGK mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai CT giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của CT 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.

Có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ SGK?

Tôi đã công tác trong ngành GD hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn CT và SGK. Trải qua 3 lần đổi mới CT và SGK theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội... thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn CT và SGK lại bài bản, kĩ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội. 

Việc biên soạn CT và SGK theo Nghị quyết 88 của QH đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới CT và SGK vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý... nhưng về căn bản CT và SGK 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong nghị quyết 29 của TW và Nghị quyết 88 của QH. 

Trong Nghị quyết 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Khi CT, SGK 2018 thực hiện đại trà, có ba bộ SGK đã được xã hội hóa thành công, có đủ SGK triển khai chương trình mới. Việc Bộ GD&ĐT không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa nội dung này, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các Nhà xuất bản. Chính vì vậy, Quốc hội đã có Nghị quyết 122/2020 cho phép bộ chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. 

Có thể nói, Bộ GD&ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã chưa làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về CT và SGK.

PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên chương trình môn Ngữ văn 2018)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 05/05/2024

(ANTV) - Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được chính thức diễn ra vào ngày 07/5 tới đây tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Trong chương trình, trọng tâm sẽ là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của hơn 12.000 người, trong đó có sự tham gia của hơn 1000 cán bộ chiến sỹ lực lượng CAND. Các mặt công tác chuẩn bị cho ngày lễ lớn hiện đang được gấp rút hoàn thiện và các lực lượng tham gia trong chương trình Lễ kỷ niệm cũng đã và đang nỗ lực luyện tập với tinh thần trách nhiệm và niềm vinh dự, tự hào cao nhất.

Phối hợp đảm bảo ANTT Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phối hợp đảm bảo ANTT Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 05/05/2024

(ANTV) - Chiều 04/5 tại Điện Biên, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ và Công an tỉnh Điện Biên về công tác tham gia, bảo đảm an ninh, trật tự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khởi tố Chánh thanh tra Sở GT&VT tỉnh Lâm Đồng về tội nhận hối lộ

Khởi tố Chánh thanh tra Sở GT&VT tỉnh Lâm Đồng về tội nhận hối lộ

Pháp luật 05/05/2024

(ANTV) - Chiều 4/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố bị can, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Phạm Bé, Chánh Thanh tra Sở GT&VT tỉnh Lâm Đồng để điều tra, làm rõ về tội nhận hối lộ thời kỳ ông làm Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Lâm Đồng (năm 2022 trở về trước).

Quân đội Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Quân đội Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thế giới 05/05/2024

(ANTV) - Bất chấp tiến triển trong đàm phán ngừng bắn, trong 24 giờ qua, quân đội Israel (IDF) tiếp tục các đợt tấn công mạnh vào Dải Gaza, khiến số thương vong tăng lên với 32 người tử vong và 41 người bị thương.

Ngăn chặn vụ giả danh công an lừa đảo

Ngăn chặn vụ giả danh công an lừa đảo

Pháp luật 05/05/2024

(ANTV) - Công an thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận kịp thời ngăn chặn thành công một vụ lừa đảo qua mạng.

Thăm tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ

Thăm tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ

Xã hội 05/05/2024

(ANTV) - Ngày 4/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình đã đến thăm, tặng quà đối với ông Nguyễn Như Vĩnh tại xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là thân nhân Liệt sỹ Nguyễn Như Đậu, Công an vũ trang, hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem thêm