Thứ Hai, 13/05/2024 01:25 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Lợi ích của chủ thuê bao khi chuẩn hóa thông tin di động

BT

(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/4, tất cả những thuê bao di động đang hoạt động, nếu chưa tiến hành chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định thì sẽ nằm trong diện có nguy cơ bị khóa thuê bao. Đây là 1 trong những nội dung đang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua. Vậy việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là gì? Cũng như người dân sẽ được thụ hưởng những điều gì khi tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao?

"Chuẩn hóa thông tin thuê bao”- là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng nằm trong tổng thể việc thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ ngày 15/3 đến ngày 31/3, là thời hạn được Bộ Thông tin và truyền thông cương quyết đưa ra, nhằm yêu cầu tất cả các doanh nghiệp viễn thông phải tiến hành việc đối soát giữa thông tin thuê bao di động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ phía người dân cũng như cho thấy sự vào cuộc quyết liệt từ các nhà mạng.

Ông Nguyễn Văn Bào, quận Hà Đông, Hà Nội bày tỏ: Tôi thấy chủ trương này là tốt. Tôi nhận được tin nhắn thông tin chưa trùng khớp thì đến điểm giao dịch Vinaphone để làm thì thấy nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Mai Đặng Duy Khương, Phó Giám đốc Ban Khách hàng cá nhân, VNPT Vinaphone cho biết: Tại các điểm giao dịch nhân viên trực tối thiểu đến 21h để phục vụ cho khách hàng. Đối với các khách hàng gặp khó khăn trong công tác chuẩn hóa, chúng tôi cũng có nhân viên trực tiếp đến gặp khách hàng để thực hiện chuẩn hóa tại nhà.

Vì sao phải chuẩn hóa thông tin thuê bao? Quy trình chuẩn hóa được tiến hành ra sao? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Thời gian qua, các cuộc gọi, tin nhắn từ sim rác thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá,…đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người.

Đến thời điểm hiện nay, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trên 124 triệu thông tin “gốc” của công dân được cập nhập, thì việc xác thực, đối soát thông tin thuê bao di động được tiến hành với đảm bảo độ chính xác rất cao.

Theo thống kê, trong tổng số gần 124 triệu thuê bao đang hoạt động hiện nay thì có trên 3,8 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với CSDLQG về dân cư hoặc thông tin thuê bao không đúng quy định.

Theo đó, dữ liệu của từng thuê bao, bao gồm: Họ và tên; Thông tin CMND, CCCD; Ngày cấp, nơi cấp; Ảnh chụp chân dung.

Tệp thông tin khách hàng này sau khi được các nhà mạng tiến hành bộ lọc, sẽ được gửi qua dữ liệu của Bộ Công an. Hai hệ thống này tự động tiến hành đối soát.

Sự sai lệch thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin thuê bao tại nhà mạng có thể do nhiều nguyên nhân như: Lỗi nhập liệu khi thực hiện số hóa dữ liệu thông tin thuê bao đăng ký tại nhà mạng; Lỗi kỹ thuật trong quá trình đối soát hay thay đổi số từ CMND từ 9 số thành 12 số; Thay đổi ngày cấp và hạn sử dụng giấy tờ. Vì vậy, từng trường hợp có thông tin trùng khớp hoặc không trùng khớp, hệ thống dữ liệu của Bộ Công an sẽ trả kết quả về các nhà mạng.

Từ đó, từng thuê bao sẽ nhận được tin nhắn yêu cầu phải chuẩn hóa thông tin và người dùng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: Đến trực tiếp đến điểm cung cấp dịch vụ; Qua website chính thức; Hoặc qua các app của các nhà mạng trên điện thoại thông minh.

Để kiểm tra thuê bao, người dùng có thể tự kiểm tra bằng cách nhắn tin miễn phí theo cú pháp TTTB gửi 1414. Sau khi tổng đài nhận được yêu cầu thì sẽ trả về tin nhắn có đầy đủ thông tin như: Họ tên, ngày sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp. Và dĩ nhiên. Nếu thông tin này trùng khớp với thông tin của chủ sim điện thoại thì đồng nghĩa người dùng không cần phải chuẩn hóa thông tin.

Hiện có 1 số mốc cụ thể mà người dùng cần lưu ý nếu không cập nhập thông tin, đó là:

Từ ngày 1/4 – 15/4: Thuê bao sẽ bị khóa một chiều.

Từ 15/4 – 15/5: Thuê báo sẽ bị khóa dịch vụ 2 chiều.

Từ sau ngày 15/5: Thuê bao sẽ bị ngừng hoạt động và tiến hành thu hồi số.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Cục phó Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Đợt này chúng ta mới nhằm vào 3,85 triệu thuê bao, tức là những thuê bao có sự khác lệch giữa 2 cơ sở dữ liệu bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư và cơ sở dữ liệu của nhà mạng. Tiếp tục các nhà mạng cần phải rà soát tiếp những tập thuê bao còn lại, liên quan tới những cái dữ liệu, số liệu chưa thực sự chính xác, còn mờ, hoặc dùng những chứng minh thư đã hết hạn sử dụng. Quá trình này phải liên tục. Và tôi hi vọng là đây không phải là đợt cuối cùng mà là bước tiếp theo mà chúng ta có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối soát và các nhà mạng tiếp tục với đà này tiếp tục đối soát các thuê bao của mình đưa ra các tập cần chuẩn hóa thông tin, mong rằng những người sử dụng cũng thấy những lợi ích cho mình và cộng đồng trong việc chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an: Đảm bảo việc xác thực dữ liệu dân cư và thuê bao di động được bảo mật tuyệt đối thông tin công dân, tránh tình trạng bị lộ lọt, vì vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm trong việc chuẩn hóa thông tin thuê bao. Chúng tôi cũng đang tiến hành những giải pháp đồng bộ với Bộ thông tin truyền thông trong việc chuẩn hóa thuê bao. Điều này sẽ giải quyết đươc tình trạng sim rác như hiện nay bởi dữ liệu được đối soát là dữ liệu gốc.

Bắt đầu từ năm 2018, việc yêu cầu đăng kí thuê bao đã được triển khai. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức đối chiếu, đảm trùng khớp giữa thông tin được khách hàng cung cấp khi mua, đăng ký SIM và thông tin lưu trữ tại nhà mạng.

Từ ngày 1/8/2022, yêu cầu được đặt ra khi tất cả số thuê bao mới khi phát sinh bắt buộc phải được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hiện với thông tin thuê bao di động chính chủ trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì người dân có thể dễ dàng sử dụng để đăng nhập trên cổng dịch vụ công quốc gia, và thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm hộ chiếu phổ thông, giao dịch các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử. Đặc biệt tiến tới loại bỏ các hành vi lừa đảo, quấy rối từ các cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Mỗi số điện thoại đều đại diện cho một cá nhân cụ thể, chính xác, rõ ràng. Mọi "hoạt động" của SIM sẽ gắn liền với người chủ sở hữu nó.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người dùng mất SIM nhưng không thể báo khóa thuê bao cũng như khôi phục do thông tin đăng ký không đúng, thậm chí còn bị người khác sử dụng với mục đích xấu, đến lúc này rất bất lợi cho người dùng.

Rõ ràng, nếu sử dụng thông tin không chính xác, thì chắc chắn sự an toàn và quyền lợi người tiêu dùng sẽ không được bảo vệ.

Do đó cùng với sự hoàn thiện cơ sở pháp lý, sự vào cuộc của các doanh nghiệp cùng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì cần sự đồng lòng, vào cuộc của chính người sử dụng. Tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao hướng tới xây dựng thị trường dịch vụ điện thoại di động ngày một văn minh và an toàn./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Quản lý chặt các đơn vị cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Quản lý chặt các đơn vị cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Xã hội 12/05/2024

(ANTV) - Ngày 8/5 vừa qua, Thanh tra Bộ GD và ĐT đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với công ty TNHH giáo dục, đơn vị đồng tổ chức thi IELTS tại Việt Nam. Theo công bố này, có tới hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam bị cấp sai quy định, khiến cho người học hoang mang. Tuy nhiên đến ngày 9/5 IPD phát đi thông báo cho biết số chứng chỉ cấp năm 2022 nói trên vẫn được thế giới công nhận.

Giải cứu người bị chôn vùi 5 ngày ở Nam Phi

Giải cứu người bị chôn vùi 5 ngày ở Nam Phi

Thế giới 12/05/2024

(ANTV) - Lực lượng cứu hộ Nam Phi hôm 11/5 đã cứu hộ thành công một người đàn ông bị chôn vùi trong đống đổ nát của một tòa nhà bị sập trước đó 5 ngày. Hiện công tác cứu hộ tại hiện trường vẫn đang được nhà chức trách Nam Phi khẩn trương thực hiện.

Biểu tình ủng hộ Palestine tại nhiều nước trên thế giới

Biểu tình ủng hộ Palestine tại nhiều nước trên thế giới

Thế giới 12/05/2024

(ANTV) - Nhiều cuộc tuần hành ủng hộ người dân Palestine đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới trong ngày 11/5. Tại Nhật Bản, hàng trăm người, trong đó phần lớn là người Palestine đã xuống đường tham gia tuần hành, hô vang các khẩu hiệu bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết đối với người dân Palestine.

 Israel tấn công Rafah - bước leo thang nguy hiểm

Israel tấn công Rafah - bước leo thang nguy hiểm

Thế giới 12/05/2024

(ANTV) - Bất chấp lời kêu gọi của quốc tế, sức ép của gia đình các con tin và việc Hamas chấp nhận ngừng bắn, Israel trong tuần qua đã bắt đầu chiến dịch quân sự vào Rafah, nơi trú ẩn hơn 1,4 triệu người dân Gaza sau 7 tháng xung đột. Các vụ tấn công đang làm tê liệt các hoạt động nhân đạo, gia tăng thương vong cho dân thường, khiến hệ thống y tế Rafah rơi vào khủng hoảng. Tại sao Israel quyết tâm theo đuổi đến cùng chiến dịch này ngay cả khi Mỹ phản đối và cảnh báo ngừng cung vũ khí? Liệu có còn hi vọng cho hòa bình ở Gaza?

 Giá vàng liên tục lập kỷ lục mới

Giá vàng liên tục lập kỷ lục mới

Kinh tế 12/05/2024

(ANTV) - Một cơn sốt đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay, đó chính là giá vàng, khi mà liên tục những mốc giá mới được thiết lập. Thậm chí còn nhiều người ví von giá vàng nhảy múa còn đắt hơn cả tôm tươi. Và những chủ đề bàn luận xoay quanh giá vàng vẫn đang ngập tràn mạng xã hội trong những ngày vừa qua. Rất nhiều những hình ảnh, câu chuyện độc lạ cũng đã được chính cư dân mạng chia sẻ khi thảo luận về giá vàng.

 Vì sao khoảng 23.000 học sinh TP Hà Nội không thi lớp 10 công lập?

Vì sao khoảng 23.000 học sinh TP Hà Nội không thi lớp 10 công lập?

Xã hội 12/05/2024

(ANTV) - Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội sẽ diễn ra. Đây được xem là kỳ thi cạnh tranh, khốc liệt hơn cả kỳ thi đại học, năm nay sẽ còn "nóng" hơn rất nhiều, khi số học sinh tốt nghiệp THCS tăng lên khoảng 5.000 em so với năm học trước. Theo ước tính của Sở Giáo dục và Đào tạo, sẽ có khoảng 23.000 học sinh tốt nghiệp THCS không dự kỳ thi lớp 10 công lập. Và các em có thể lựa chọn thi vào các trường THPT tư thục, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ con số này cho thấy những vấn đề gì trong công tác tuyển sinh, giáo dục hướng nghiệp cho các em? Tiến sỹ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam cùng trao đổi về vấn đề này:

Xem thêm