Thứ Năm, 02/05/2024 12:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc

(ANTV) - Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, chiếm 14,68% tổng dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số, phù hợp với các văn kiện pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, bất chấp thực tế, các thế lực thù địch phản động vẫn tiếp tục chiêu bài công kích chúng ta trên bình diện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo thống kê, trong số những người đang phải chịu cảnh đói nghèo kinh niên tại Việt Nam, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm một tỷ lệ bất cân xứng. Chiếm khoảng 15% dân số cả nước nhưng họ lại chính là 90% những người nghèo cùng cực của đất nước, và 50% trong số này đang bị nghèo đa chiều.

Thu nhập bình quân đầu người của họ chỉ bằng 40-50% bình quân đầu người cả nước. Nhưng bất chấp những thách thức đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo.

Để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo bền vững, Chính phủ đã dành một nguồn vốn lớn giúp bà con sửa chữa, xây nhà an cư lạc nghiệp.

Từ 40 triệu đồng vay vốn của Ngân hàng CSXH thành phố theo Nghị định 28 của Chính phủ, mùa mưa bão năm nay, 10 hộ gia đình ở xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh đã không còn cảnh phải lo lắng tá túc nhờ nhà người thân.

Rất nhiều chính sách hướng về đồng bào dân tộc thiểu số, là bàn đạp để họ thay đổi cuộc sống.

Ruộng lúa đầu tiên của gia đình Ma Phốt hôm nay thu hoạch. Niềm vui lúa mới đến từ công trình trạm bơm thủy lợi và kênh mương nội đồng được huyện đầu tư hơn chục tỷ đồng.

Hơn thế, bà con còn được hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là được hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa nước.

Với Tây Nguyên, Đảng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên, đặc thù áp dụng riêng cho khu vực này. Nhiều dự án được triển khai mang đến cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây kỳ vọng về một sự chuyển mình mạnh mẽ.

Từ năm 2011, các tỉnh Tây Nguyên bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.

Hạ tầng nông thôn được đầu tư bài bản, những nhà nguyện khang trang được xây dựng từ nguồn xã hội hóa…

Không chỉ chăm lo cho đồng bào có nơi sinh hoạt tôn giáo, các cấp chính quyền còn quan tâm đến đời sống bà con, từ đường điện, hệ thống nước sạch, điện đến những chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề và hỗ trợ vốn vay cho đồng bào.

Tây Nguyên sau gần 50 năm được giải phóng, đã có những bước phát triển về mọi mặt, đời sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Vậy nhưng, bất chấp thực tế ấy, các thế lực thù địch, phản động, những kẻ thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn lu loa rằng Đảng, Nhà nước ta ngược đãi người thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống.

Ngày 18/11 vừa qua, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố “Báo cáo nhân quyền 2022 - 2023”, tiếp tục đưa ra những nội dung xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Trên thực tế, đây là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp thành viên chân rết của tổ chức này để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam.

Lấy hiện tượng để quy chụp bản chất. Dưới cái nhìn phiến diện có chủ đích, bản báo cáo năm nay dài hơn 100 trang cố tình đưa ra những tình tiết sai lệch về tình hình tự do dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam.

Không chỉ xuyên tạc rằng “Chính phủ Việt Nam ngược đãi, kỳ thị người dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống”; các đối tượng còn đưa ra những thông tin sai lệch về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ.

Chúng kích động các hoạt động hội họp, lập hội, biểu tình, đòi thả những kẻ được chúng gọi là tù nhân lương tâm, ngang nhiên khuyến nghị đòi sửa đổi luật pháp Việt Nam, đòi Việt Nam xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vẫn là kịch bản cũ. Những bản báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại tiếp tục được các tổ chức đối nghịch chia sẻ, nhằm bóp méo thực tế, lu mờ những thành tựu của chúng ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Trong khi những nỗ lực này đều đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Một nguyên tắc, cũng là biểu hiện đặc trưng cơ bản trong chính sách dân tộc của Việt Nam, đó là Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong 10 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật, trong đó có 352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số.

Trong hai ngày 29, 30/11, tham dự Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) tại Geneve (Thuỵ Sĩ), đoàn Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 5, trong đó nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người dân tộc thiểu số, đặc biệt là quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Chính phủ VN cam kết rất mạnh mẽ trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau, họ có đầy đủ cơ hội để phát triển, họ cũng dễ dàng được tiếp cận với các dịch vụ công. Chính phủ VN cũng có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Xóa đói giảm nghèo là một trong số đó, rồi khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh của người dân cũng được cải thiện rõ rệt… Tôi rất lạc quan với việc VN có thể làm được điều này, không chỉ cải thiện quyền con người trong nước mà còn giúp chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác, vd như vấn đề về giảm nghèo bền vững hay bình đẳng giới, VN hoàn toàn có thể chia sẻ với các nước ASEAN.

Thực tiễn sinh động và những đánh giá khách quan của những cá nhân, tổ chức uy tín của quốc tế, chính là minh chứng thuyết phục, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xu hướng chọn lựa tour nước ngoài

Xu hướng chọn lựa tour nước ngoài

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Các công ty lữ hành cho biết hiện giá vé máy bay chiếm 50-60% giá tour trọn gói trong nước. Giá vé máy bay tăng cao khiến sản phẩm du lịch nội địa kép hấp dẫn. Trong khi đó một số hãng bay quốc tế có mức giá rất ưu đãi, thậm chí còn rẻ hơn bay trong nước. Đây chính là nguyên nhân mà các tuor du lịch nước ngoài được nhiều hành khách lựa chọn. Thực tế này đặt ra nhiều thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam.

Thí sinh chạy đua các kỳ thi riêng để tăng cơ hội đỗ đại học

Thí sinh chạy đua các kỳ thi riêng để tăng cơ hội đỗ đại học

Xã hội 02/05/2024

(ANTV) - Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học không chỉ sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng mà còn tăng chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả các kỳ thi riêng. Điều này cũng dẫn đến việc học sinh cũng đổ xô đăng ký tham gia vào các kỳ thi riêng, nhằm tăng cơ hội trúng tuyển vào Đại học. Lợi thế là tăng cơ hội trúng tuyển, nhưng bên cạnh cơ hội là áp lực và cả nguồn lực kinh tế của thí sinh khi cố gắng tham gia cuộc đua để chắc suất vào trường đại học.

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 02/05/2024

(ANTV) - Lực lượng Công an toàn quốc bảo đảm ANTT dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5; Nghịch lý đấu thầu vàng; Nhiều thành phố du lịch bội thu dịp lễ; Nỗi ám ảnh đuối nước khi hè đến...Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay.

Buổi tối định mệnh

Buổi tối định mệnh

Phá án 02/05/2024

(ANTV) -Một vụ án trộm cắp xe máy với nhiều tình tiết bất ngờ cùng với lời khai vòng vo bất hợp lý đã khẳng định một hành vi tội ác đang được đối tượng cố tình che giấu.

Xử lý 3 đối tượng vi phạm, cố tình "thông chốt"

Xử lý 3 đối tượng vi phạm, cố tình "thông chốt"

Pháp luật 01/05/2024

(ANTV) - Đêm ngày 30/4, Tổ công tác của Công an huyện Bát Xát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phát hiện 03 xe mô tô chạy tốc độ cao, đi từ TP Lào Cai về Bát Xát. Khi đi đến Km 27Km+500, cả 03 phương tiện xe mô tô không chấp hành hiệu lệnh, mà có hành vi chạy thẳng, thông chốt Cảnh sát giao thông.

Xem thêm