Thứ Bảy, 04/05/2024 05:20 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Báo cáo nhân quyền 2022 của EU đánh giá thiếu khách quan về tự do biểu đạt, tự do báo chí

BT

(ANTV) - Cuối tháng 7 vừa qua, Liên minh châu Âu EU đã công bố Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022. Và trong báo cáo này, có nhiều nội dung thiếu khách quan về tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam.

Với gần 200 trang, báo cáo của EU đánh giá tình hình nhân quyền, dân chủ trên toàn thế giới. Bên cạnh những đánh giá tích cực trong việc đảm bảo nhân quyền cho người lao động, hỗ trợ phụ nữ tại Việt Nam, báo cáo này cũng đánh giá rằng, những hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022, đặc biệt là đối với quyền tự do biểu đạt, điều này có thể gây ra những nhận thức lệch lạc về tình hình đất nước, con người Việt Nam, và là cái cớ để các thế lực xấu vin vào chống phá.

Về quyền biểu đạt, báo cáo này đưa ra những nhận định về lo ngại các trường hợp những nhà báo được gọi là độc lập và quyền tự do biểu đạt tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Từ đó cho rằng, tự do truyền thông vẫn còn bị hạn chế; quyền truy cập vào các trang web độc lập về chính trị bị chặn.

Đây là những đánh giá thiếu khách quan và không hề phản ánh đúng thực tế về đảm bảo quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hiện nay.

Thượng tá, PGS. TS Hồ Anh Tuấn- Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao, Học viện An ninh nhân dân cho biết: Thực tế hiện nay trong quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam về những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí còn có những điểm khác so với quan điểm và cách tiếp cận của Mỹ và một số nước phương tây.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Châu Âu, Mỹ hay có cách đánh giá qua các tiêu chí của mình, tiêu chí đó áp dụng cho bản thân của họ, như vậy việc chúng ta không đáp ứng, chưa đáp ứng hoặc đáp ứng 1 phần cũng là điều dễ hiểu, vì thực tế mà nói thì về văn hóa, hệ thống chính trị, chúng ta có sự khác nhau. Nhưng tôi xin khẳng định, chúng ta khi hội nhập quốc tế, đang cố gắng rất là nhiều để có thể áp dụng tiêu chí mà các đối tác chúng ta mong muốn.

Tuy nhiên, ngay lập tức, Đài á châu tự do RFA, cùng nhiều tổ chức, đối tượng luôn chống phá Việt Nam đã vin vào báo cáo này để đưa ra những bài viết xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung và quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí nói riêng.

Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin… Và thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.

Những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng, trong đó có nhiều Bộ luật, Luật liên quan đến quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến khẳng định: Nhà nước chúng ta là Nhà nước do dân, vì dân, nên những tiêu chí liên quan đời sống, quyền của người dân luôn được đặt lên hàng đầu, đấy là lí do tại sao Quốc hội chúng ta trong thời gian qua liên tục thông qua các luật liên quan đến vấn đề này, luật báo chí, luật an ninh mạng. Và cách làm của chúng ta càng ngày càng công khai, minh bạch, chúng ta tham khảo ý kiến của các đối tượng chịu tác động, hay tham khảo ý kiến cả các cơ quan đại diện của các nước tại Việt Nam.

Trên không gian mạng, người dân có thể truy cập vào bất kỳ trang web nào để tiếp cận thông tin, không chỉ có thế, nhiều trang thông tin tuyên truyền, diễn đàn, các nhóm hội trên mạng xã hội đã được chính quyền cơ sở, địa phương cùng người dân lập ra. Tại đây, người dân có thể trực tiếp kết nối, trao đổi, kiến nghị và phản ánh các thông tin về các vấn đề mình quan tâm.

Đây là một giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân, cũng là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc đảm bảo quyền của con người trên không gian mạng.

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Các hoạt động để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng đã được chúng ta triển khai quyết liệt. Đặc biệt chúng ta có cách ứng xử phù hợp với các nền tảng xuyên biên giới để gỡ bỏ các thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Để bảo đảm người dân có thể tiếp cận nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho đời sống và học tập.

Không chỉ liên minh Châu Âu EU, mà hàng năm, một số quốc gia, một số tổ chức đều đưa ra các báo cáo nhân quyền, trong đó có đề cập đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cùng với đó là những đánh giá, nhận định thiếu khách quan về thực tế đảm bảo quyền tự do dân chủ, quyền con người tại Việt Nam.

Và việc lần thứ 2 Việt Nam trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt quyền của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Xã hội 03/05/2024

(ANTV) - Với tinh thần quyết tâm mong muốn xây dựng xã hội văn minh, đặt lợi ích người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu, hiện nhiều địa phương trên cả nước đã mạnh dạn, chủ động nghiên cứu, đăng ký, triển khai mô hình điểm Đề án 06. Thực tiễn hiệu quả từ các mô hình ứng dụng chuyển đổi số từ đề án đã giúp người dân, doanh nghiệp ngày càng được thụ hưởng nhiều hơn thành quả mà đề án mang lại.

Yêu cầu kiểm tra giá vé máy bay nội địa tăng cao

Yêu cầu kiểm tra giá vé máy bay nội địa tăng cao

Kinh tế 03/05/2024

(ANTV) - Thời gian vừa qua, tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm như kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa có văn bản gửi Vụ Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu rà soát, kiểm tra giá vé máy bay

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 03/05/2024

(ANTV) - Sáng nay 3/5, tại Sân vận động thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra Chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chủ trì lễ sơ duyệt có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Về phía Bộ Công an, dự lễ sơ duyệt có Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 03/05/2024

(ANTV) - Sáng nay (03/5) tại Điện Biên, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an cũng đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh diễu hành của lực lượng Công an nhân dân tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”

Văn hóa 03/05/2024

(ANTV) - Tối 2/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cựu chiến binh, các nghệ sĩ, gia đình nghệ sĩ có nhiều cống hiến và có tác phẩm nghệ thuật về chiến dịch Điện Biên Phủ, đông đảo khán giả ở trong và ngoài lực lượng CAND.

Xem thêm