Thứ Hai, 13/05/2024 17:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Múa sư tử dưới thủy cung mừng Tết Nguyên đán

(ANTV) - Múa sư tử là một môn nghệ thuật đường phố phổ biến tại nhiều nước châu Á. Nhằm chào đón năm mới Nhâm Dần 2022, các thợ lặn tại thủy cung Aquaria ở Kuala Lumpur, Malaysia, đã mang đến màn múa sư tử dưới nước độc đáo phục vụ khách tham quan.

Thay vì những bộ đồ lặn thông thường, những người thợ lặn ở thủy cung Aquaria hôm nay khoác lên mình trang phục múa sư tử truyền thống rực rỡ.

Dù không gian dưới nước có phần hạn chế, nhưng các nghệ sĩ đã mang đến cho khách tham quan một màn biểu diễn rất ấn tượng, kết hợp với âm thanh, tạo nên không khí Tết rộn ràng ở khu thủy cung.

Khách tham quan, đặc biệt là các em nhỏ tỏ ra rất hứng thú với màn biểu diễn này. Và đây cũng là sự kiện đánh dấu sự trở lại của múa sư tử dưới nước ở Malaysia sau hơn 2 năm hạn chế do ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Rực rỡ lễ hội đèn lồng Tự Cống

Nói đến hội Xuân ở Trung Quốc không thể không nhắc đến Lễ hội đèn lồng, bởi vẻ đẹp quyến rũ mê hồn của nó. Lễ hội Đèn lồng Trung Quốc đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc, không thể thiếu trong mỗi dịp Tết.

Cả một thị trấn rực rỡ trong ánh sáng và màu sắc của những chiếc đèn lồng.

Thị trấn Tự Cống, thuộc tỉnh Tứ Xuyên vốn được xem là cái nôi của Lễ hội đèn lồng không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới. Đa số đèn lồng trong các lễ hội mùa Xuân ở Trung Quốc đều do bàn tay các nghệ nhân tài hoa của thị trấn chế tác.

Đủ mọi loại đèn lồng, đủ mọi kích cỡ, hình dáng... năm nay, điểm đặc biệt ở lễ hội đèn lồng Tự Cống chính là 2 chiếc đèn có hình tượng con hổ ngay lối vào thị trấn - biểu trưng cho năm mới Nhâm Dần.

Ở Tự Cống, những ngôi nhà vẫn được bảo tồn theo lối kiến trúc cổ. Chính vì thế, lễ hội đèn lồng ở đây không chỉ đặc sắc và còn toát lên vẻ đẹp cổ kính riêng có của văn hóa Tết cổ truyền Trung Quốc.

Trung Quốc: Phong tục đón Tết nguyên đán tại một số địa phương

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng và kéo dài nhất trong năm ở Trung Quốc và cũng như ở Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng ta thấy bên cạnh những hoạt động đón Tết truyền thống, mỗi một vùng miền lại có những phong tục riêng, mang đặc sắc văn hóa địa phương. Ví vụ như Tết ở miền Bắc có đào, quất, thì tại miền Nam lại có sắc vàng của hoa mai.

Ở Trung Quốc cũng vậy, từng vùng miền lại có những cách đón Tết rất khác biệt.

Ngôi làng Wanli, thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Tại đây, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân địa phương lại tổ chức "múa bò" để chào đón năm mới, cầu mong những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người.

Ở Trung Quốc, ngoài những phong tục như chúc Tết, lên chùa dâng hương cầu bình an, múa lân, viết câu đối, cắt giấy…thì người dân rất coi trọng những món ăn trong dịp Tết Nguyên đán.

Thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang nổi tiếng với loại bánh bao nhỏ được in chữ đỏ. Hay ở thành phố Phúc Đỉnh, tỉnh Phúc Kiến là những chiếc bánh nếp màu vàng tươi tượng trưng cho sự thịnh vượng. Trong khi những chiếc bánh quẩy này lại là đặc sắc ẩm thực của thành phố Hải Đông, tỉnh Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc.

Du xuân tới Nam Lăng, thị trấn Vũ Hồ, tỉnh An Huy... chúng ta sẽ được thưởng thức một món ăn rất đặc biệt được làm bằng gạo chao qua đường mật và đóng khuôn.

Tất cả những món ăn thường mang ý nghĩa may mắn, đủ đầy và có lẽ chỉ ngày Tết mới thực sự cảm nhận được giá trị của nó.

Trên khắp Trung Quốc, không khí Tết Nguyên đán đang ngập tràn. Những khu phố được trang hoàng bằng đèn lồng rực rỡ. Những chợ hoa xuân ngập tràn hương sắc...

Năm âm lịch 2021, dịch bệnh COVID-19 đã tác động mạnh đến cuộc sống của người dân nhiều hoạt động chào đón Tết truyền thống bị hạn chế, nhưng Tết Nguyên đán vẫn vẹn nguyên giá trị với người dân Trung Quốc và những phong tục đón Tết vẫn được lưu giữ cho những thế hệ sau.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

4 người trong một gia đình thương vong, nghi án mạng

4 người trong một gia đình thương vong, nghi án mạng

Pháp luật 13/05/2024

(ANTV) - Hai người tử vong gồm 1 người đàn ông và 1 trẻ em được phát hiện tại khu vực tòa nhà Sarina 1 (Khu đô thị Sala, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức). Ngoài ra còn 2 người khác bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện. Công an TP Thủ Đức đang phong tỏa hiện trường để điều tra vì nghi ngờ đây là một vụ án mạng.

Khởi tố, tạm giam 2 đối tượng giết người, cướp tài sản

Khởi tố, tạm giam 2 đối tượng giết người, cướp tài sản

Pháp luật 13/05/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Bình (Không rõ họ tên, nhân thân, lai lịch và địa chỉ) về tội “Giết người” và Phạm Lê Minh Trí (trú phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) về tội “Cướp tài sản”.

Ấn Độ chuẩn bị cho giai đoạn 4 cuộc tổng tuyển cử

Ấn Độ chuẩn bị cho giai đoạn 4 cuộc tổng tuyển cử

Thế giới 13/05/2024

(ANTV) - Theo kế hoạch, giai đoạn 4 của cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ sẽ diễn ra trong hôm nay (13/5) theo giờ địa phương. Công tác chuẩn bị đã được hoàn tất 1 ngày trước đó dưới sự tăng cường an ninh nghiêm ngặt của lực lượng chức năng.

Phá án: Cánh cổng khép lại

Phá án: Cánh cổng khép lại

Phá án 13/05/2024

(ANTV) - Sáng 13/01/2023, tại khu vực phía sau quảng trường 20/9 ở thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương người dân phát hiện một người đàn ông tử vong ở mép bờ sông, bên cạnh là dụng cụ câu cá. Vào thời điểm được phát hiện, trên cổ nạn nhân có vết cắt sâu và không có giấy tờ tùy thân.

Học sinh vi phạm giao thông: Cần trách nhiệm từ gia đình

Học sinh vi phạm giao thông: Cần trách nhiệm từ gia đình

Xã hội 13/05/2024

(ANTV) - Những năm gần đây, tai nạn giao thông ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh diễn biến khá phức tạp. Theo số liệu của Bộ Công an, trong năm ngoái, có tới hơn 2000 trẻ em bị thương vong do tai nạn giao thông, chiếm tới gần 8% tổng số nạn nhân. Để kéo giảm tai nạn ở lứa tuổi này, thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường xử lý các vi phạm giao thông, liên quan tới lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh.

Nghịch lý giá vàng càng quản càng tăng

Nghịch lý giá vàng càng quản càng tăng

Kinh tế 13/05/2024

(ANTV) - Chỉ trong vòng 2 tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng miếng, giá vàng SJC tăng phi mã từ 82 triệu đồng/lượng lên vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Đỉnh điểm giá vàng miếng SJC ngày 10/5 được bán ra với giá 92,4 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử và cao hơn giá vàng thế giới gần 20 triệu đồng/lượng.

Xem thêm