Thứ Hai, 29/04/2024 14:19 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Linh địa đất Thăng Long

(ANTV) - Hà Nội đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lưu giữ những nét đẹp cổ xưa, những dấu ấn của triều đại phong kiến Việt Nam qua các danh lam thắng cảnh. Tiêu biểu nhất trong số đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi được mệnh danh trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

Hơn ngàn năm đã qua, kể từ khi minh quân Lý Thái Tổ rời đô về đất Thăng Long, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, lưu giữ những nét đẹp cổ xưa, những dấu ấn của triều đại phong kiến Việt Nam qua các danh lam thắng cảnh.Tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám tại Hà Nội, nơi được mệnh danh trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Suốt hơn 800 năm, Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho từng thời đại, người đỗ Tiến sĩ qua các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê Trung Hưng được dựng bia để tôn vinh các bậc hiền tài theo quan điểm Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Nằm giữa bốn dãy phố cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học.

Là nhà nghiên cứu văn hóa, thạc sĩ- nhà báo Trần Đức Anh có niềm đam mê với các di tích, thắng cảnh cổ xưa , Văn miếu môn là một tam quan xây hai tầng, ba cửa, mặt ngoài được khắc tạc các linh vật rồng hổ, theo tâm linh là để trừ tà . Trước đây, thời phong kiến, cửa chính của tam quan chỉ dành riêng cho vua quan đứng đầu đoàn hành lễ, còn mọi người đến cúng bái và học tập chỉ được đi qua tả môn và hữu môn.

Để tỏ lòng tôn kính với khu vực linh thiêng này, vào thời Nguyễn năm 1833, người ta đã xây tường bo xung quanh Văn Miếu nhằm mục đích ngăn cách sự ồn ào, xô bồ bên ngoài với thế giới thanh tịnh, tao nhã bên trong.

Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La lập nên kinh đô Thăng Long. Thời điểm này, đất nước mới dành quyền tự chủ nên nhu cầu lớn nhất lúc này là bảo vệ nền độc lập chủ quyền bền vững, vì lẽ đó, việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám vào thập niên 70 của thế kỷ 11 được coi là chủ trương hàng đầu trong việc xây dựng nhà nước trung ương tập quyền với đội ngũ quan lại, trí thức và nền tảng tư tưởng chính thống là Nho giáo.

Nằm ở phía Nam của Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc đặc sắc, trong suốt nhiều thế kỷ, đây là thánh địa nho giáo tôn nghiêm, nơi tôn thờ các bậc tiền nhân.

Tòa Đại Bái Đường là nơi hành lễ trong những kỳ tế tự, ở vị trí trang trọng của Bái Đường là bức hoành phi “ Vạn thế sư biểu” – “ người thầy tiêu biểu của muôn đời “ do vua Khang Hy tặng để ca ngợi công đức sự tôn kính với Khổng Tử -người chủ trương tôn hiền trọng người tài, Khổng Tử hết sức đề cao việc học tập, thậm chí làm ruộng cũng phải đèn sách, làm quan cai trị càng phải đèn sách. Đây là một tư tưởng quý báu để lại cho đời sau

Vào thời Lý, Trần, các triều đại phong kiến rất chú ý đến việc thi cử tuyển chọn hiền tài, bởi khoa cử là con đường chính đáng để vinh thân, thi đỗ không chỉ rạng danh bản thân sĩ tử mà còn rạng danh dòng họ, người xưa từng nói “ iàu học võ, khó học văn”, đỗ đạt là con đường sáng để thoái cảnh bần hèn, vì thế mà nhà nhà náo nức cho con ăn học, truyền thống tôn sư trọng đạo càng được giữ gìn.

Khuê Văn Các được dựng vào năm 1805 đời vua Gia Long dù lúc này nhà Nguyễn đã rời đô vào Huế nhưng vẫn cho dựng gác Khuê Văn- một công trình mang tính biểu tượng để tỏ ý tôn kính với văn hiến với VMQTG ở Thăng Long.

Trên Khuê Văn Các nhìn xuống thấy Văn Trì – người xưa mong muốn nơi đây luôn nhận được ánh sáng của Thiên, tinh túy của vũ trụ để soi sáng tri thức. Hồ nước hình vuông tượng trưng cho Địa, ô cửa sổ tròn trên Khuê Văn tượng trưng cho Thiên – hai biểu tượng cội rễ được đặt giữa trung tâm văn hóa giáo dục thâm niên này đã tạo nên sự giao hoa Thiên Địa, hun đúc sinh khí cho con người và vạn vật.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết “Năm Canh Tuất – niên hiệu Thần Vũ thứ hai -1070 đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng 8 dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối vẽ tranh Thất thập nhị hiền bốn mùa cúng tế, vua cho hoàng thái tử đến học ở đó…” Đây chính là điểm khác biệt của Văn Miếu so với các nước Đông và Bắc Á, bởi ngay từ đầu Văn Miếu có chức năng là nhà Quốc học trong khi ở các nước khác chỉ đơn thuần là nơi thờ cúng các vị tiên nho.

Đến khi vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc tử giám vào năm 1076 thì đây chính là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Sự ra đời của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đánh dấu một bước tiến của nền giáo dục phong kiến, phù hợp nhu cầu xã hội và truyền thống hiếu học thời bấy giờ.

Năm 1998, khu Thái Học được phục dựng để tôn thờ các bậc tiền nhân đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám .

Lý Thánh Tông là người khai sáng nền giáo dục Nho học với quyết định cho xây Văn Miếu

Lý Nhân Tông là vị vua mở mang nền Nho học dựng Quốc Tử Giám

Lê Thánh Tông là người khởi xướng lệ dựng bia tiến sỹ và tạo dựng được thời kỳ thi cử, giáo dục thịnh vượng nhất trong lịch sử phát triển Nho học tại Việt Nam.

Sử sách và truyền thuyến trong dân gian nhắc nhiều đến Chu Văn An – tấm gương tiết tháo – người Thầy vĩ đại cuối đời Trần. Ông là người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì , Hà Nội, từ nhỏ đã nổi tiếng cương trực, ham đọc sách. Sau khi đỗ Thái Học Sinh, Chu Văn An không ra làm quan mà ở nhà dạy học.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết “ Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông nổi tiếng xa gần, học trò đầy cửa, có kẻ đại khoa vào chính phủ như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm Hành Khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm hỏi thầy thì lậy ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi ra thì mừng lắm” . Ông thực đáng được coi là ông tổ của các nhà nho Việt, được thờ ở Văn Miếu.

Thời vua Trần Dụ Tông, chính sự rối ren, gian thần hoành hành khắp nơi, Chu Văn dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần, nhưng vua không nghe, ông bèn treo ấn từ quan về ở ẩn. Đến năm 1370 ông qua đời, vua Trần Nghệ Tông xuống chiến ban tên là Văn Trinh Công và cho tòng tự ở Văn Miếu.

Điều này một mặt cho thấy tài năng đức độ và nhân cách của bậc trí thức lớn Thăng Long – người thầy, nhà sư phạm tiêu biểu của dân tộc, mặt khác càng minh chứng thêm cho việc coi trọng nhân tài của các bậc minh quân rất hợp lòng người.

Chủ trương dựng bia Nghè tôn vinh trí thức là biểu hiện truyền thống tôn sư trọng đạo cũng như tư tưởng trọng dụng hiền tài của các bậc Quân Vương xưa. Những tấm bia còn lại cho đến nay thuộc nhiều đời do nhiều người biên soạn nhưng đều tập trung đề cao vai trò của tri thức gọi họ là hiền tài , nhân tài, tuấn tài đều là mỹ từ chỉ người có học vấn tinh thông, đạo đức cao đẹp như Nguyễn Trực, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm.

82 tấm bia tiến sỹ, những trang sách bằng đá bất tử chứa đựng biết bao tri thức, giá trị của dân tộc được đặt lên lưng quy- một linh vật trong tâm thức cổ truyền của người Việt Nam.

Có thể nói, mỗi tấm bia đá là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và thư pháp cổ đại, quan sát chi tiết ta có thể thấy rõ phong cách nghệ thuật của từng giai đoạn khác nhau trong vòng 3 thế kỷ. Tài hoa điêu khắc đã biến các phiến đá vô tri vô giác thành những khúc biến tấu sinh động của thiên nhiên cuộc sống và con người tạo nên sức cuốn hút tất cả những ai bước vào chốn thanh tao này.

Hệ thống bia tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám mang rất nhiều ý nghĩa, đầu tiên là nguồn sử liệu quý giá về thân thế, sự nghiệp của hơn 1000 vị khoa bảng thuộc hai triều đại nhà Lê và nhà Mạc.

Những người được giao soạn văn bia đều là các bậc đại bút như Thân Nhân Trung, Nguyễn Quý Đức, Lê Quý Đôn. Bởi vậy, đây là những văn tự chứa đựng nhiều giá trị triết lý và nhân văn sâu sắc thể hiện tư tưởng việc trọng hiền tài “trị nước mà không kén chọn được nhân tài, gây dựng nước mà không nhờ ở hậu thánh thì đều là cẩu thả, cho nên các bậc quân vương không ai không chăm lo cho việc gây dựng nhân tài

Hơn 600 năm qua, bài văn bia khoa thi năm 1442 của Thân Nhân Trung vẫn luôn được coi là tư tưởng đúng đắn về người tài. “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy”. Trải qua các thời kỳ, các bậc hiền tài đã từng bước việt hóa phật giáo và nho giáo tạo dựng nên một nền học vấn Đại Việt huy hoàng.

Với một đất nước mà việc chống ngoại xâm luôn thường trực, thì vai trò của quần chúng nhân dân vô cùng to lớn, trải qua bao biến động, biết bao lần đảo chao là bấy nhiêu lần nhân dân đoàn kết, một lòng cùng với triều đình bảo vệ xã tắc, sơn hà . Nguyễn Trãi viết “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hợp tác xã giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập kinh tế

Hợp tác xã giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập kinh tế

Thế giới 29/04/2024

(ANTV) - Tại Bờ Biển Ngà, phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trong lĩnh vực nông nghiệp vì các phong tục về đất đai ưu ái nam giới. Rất ít người trong số họ được sở hữu đất đai. Và khi phụ nữ kết hôn, họ thường mất quyền tiếp cận đất đai trong trường hợp chồng qua đời. Trước tình trạng trên, dự án thành lập hợp tác xã nông nghiệp giúp phụ nữ Bờ Biển Ngà độc lập hơn về kinh tế đã ra đời, mang lại rất nhiều cải thiện tích cực cho đời sống phụ nữ nơi đây.

Vườn rau xanh Việt Nam trên vùng đất Nam Sudan

Vườn rau xanh Việt Nam trên vùng đất Nam Sudan

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Sứ mệnh gìn giữ hòa bình đã đưa các sĩ quan Công an Việt Nam đến đất nước Nam Sudan. Giữa vùng đất khắc nghiệt ấy, vườn rau xanh mát của các sĩ quan Công an Việt Nam đã tạo nên không gian xanh vô cùng ấn tượng. Những hình ảnh do nhóm phóng viên ANTV ghi lại trong chuyến công tác tại Nam Sudan.

Biển lửa bao trùm kho gỗ ở Bình Dương

Biển lửa bao trùm kho gỗ ở Bình Dương

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - Một xưởng pallet gỗ nằm trên quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực chứa nhiều vật liệu dễ cháy khiến một góc trời đỏ rực trong đêm.

Gạch nối của lịch sử

Gạch nối của lịch sử

Xã hội 29/04/2024

(ANTV) - 70 năm đã qua, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa giờ cũng đã ngoài 80. Họ là những chứng nhân lịch sử, để kể cho con cháu về những năm tháng hào hùng, cả dân tộc vùng lên đánh giặc, về tinh thần quyết chiến quyết thắng, về khát vọng hòa bình, tự do. Thời gian trôi qua, chứng nhân cũng người còn người mất, nhưng câu chuyện của lịch sử vẫn được kể qua những kỷ vật, như chiếc huy hiệu nhỏ mang tên: Chiến sỹ Điện Biên Phủ.

Xem thêm