Thứ Sáu, 03/05/2024 00:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Lễ Vu lan báo hiếu và câu chuyện giữ gìn văn hóa

BT

(ANTV) - Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, ngày lễ Vu Lan của đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành lễ Vu Lan báo hiếu.

Tuy nhiên, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, các gia đình cũng trú trọng hơn trong việc cúng bái. Vì vậy, ngày lễ Vu lan đang bị nhiều yếu tố mê tín dị đoan, thậm chí biến tướng sai với văn hóa truyền thống. Vậy lễ Vu lan có ý nghĩa tốt đẹp như thế nào, nên thực hành ra sao? Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng vu lan báo hiếu và xá tội vong nhân. Người dân truyền tụng qua nhiều đời rằng, tháng xá tội vong nhân là thời điểm Diêm Vương mở cửa quỷ môn để cô hồn được trở về dương thế. Vì thế trong những ngày tháng 7 âm lịch, rất nhiều gia đình bày biện mâm cúng như cháo, gạo, muối, vàng mã để các cô hồn không nơi nương tựa có cái ăn, có cái tiêu mà không quậy phá. Thậm chí, gia chủ đặt nhiều tiền thật với quan niệm càng nhiều người giành giật đồ cúng thì gia chủ càng làm ăn phát đạt, may mắn. Chính điều này đã phần nào làm méo mó nét đẹp văn hóa và gây mất ANTT.

Những hình ảnh không còn xa lạ với người dân tại TP Hồ Chí Minh vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Đó là những mâm cỗ cúng cô hồn bao gồm gà, lợn quay, cháo, bỏng, vàng mã và cả tiền thật với nhiều mệnh giá khác nhau. Sau đó sẽ để cho đám đông tranh cướp đồ cúng và tiền. Theo quan điểm của một bộ phận nào đó, càng nhiều “cô hồn” giật đồ cúng thì gia đình đó càng trở nên thịnh vượng, giàu có. Thế nên thay vì ngăn cản, họ càng cổ vũ, khuyến khích cho những hành vi trành giành, hỗn loạn đó.

Mặc dù, chính quyền địa phương nhiều nơi ra lệnh cấm tổ chức hoạt động cúng cô hồn để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực, nhưng cảnh tượng bát nháo, hỗn độn này vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục qua các năm. Thực tế có nhiều gia đình tổ chức cúng cô hồn trong tháng 7 đã gặp cảnh dở khóc dở cười khi các đối tượng lợi dụng trà trộn vào trộm, thậm chí cướp tài sản.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: Thay vì chuẩn bị những đồ vàng mã đắt tiền để hóa trong dịp lễ Vu lan, mọi người nên có những hành động thực tế để chăm sóc sức khỏe cha mẹ. Với những ai không còn cha mẹ, nên dành thời gian làm việc thiện như giúp đỡ người nghèo. Đốt vàng mã không những vừa hao tài tốn của mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường. Tích đức tu nhân, làm việc thiện là cách báo hiếu, cách để “xá tội vong nhân” tốt nhất.

Không chỉ ở TP Hồ Chí Minh, với quan niệm “trần sao âm vậy”, tại nhiều tỉnh, thành phố, nhiễu gia đình cũng sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu tổ chức khóa lễ trong ngày rằm tháng 7 với các loại vàng mã khác nhau.

Tình trạng lạm dụng đốt vàng mã trong dịp lễ Vu lan không còn mang ý nghĩa tâm linh mà đã biến tướng thành hoạt động mê tín dị đoan. Một số thầy cúng đã cấu kết với những cơ sở làm hàng mã để lợi dụng lòng tin của gia chủ mà phán phải mua nhiều voi, ngựa, hình nhân thế mạng, tiền vàng cho các vị thần linh và người đã khuất… Một số gia đình chẳng những đốt điện thoại, đô la, tiền âm phủ làm từ giấy, còn tìm mua thẻ sim, cây ATM hàng mã để hóa vì tin rằng “người âm” cũng cần rút, gửi tiền.

Được xem là một trong những lễ lớn nhất của Phật Giáo, Lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Trong dịp này, nhiều ngôi chùa cũng đang chuẩn bị cho lễ Tụng kinh Vu lan, lễ cầu siêu, kinh báo hiếu phụ mẫu, thuyết giảng ý nghĩa Vu lan báo hiếu, nghi thức bông hồng cài áo tri ân công đức sinh thành của cha mẹ. Với mong muốn người dân hướng đến những điều thiện, không làm biến tướng nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.

Với quan niệm của nhà Phật là phổ độ chúng sinh, nhà chùa cho người dân đăng ký tham dự khóa lễ cầu siêu trước ngày rằm tháng 7 cho những gia đình có cha mẹ, người thân đã khuất. Nhà chùa cũng thường xuyên nhắc người dân đi lễ chùa với sự thành kính, trong đời sống nên thực hành tiết kiệm tránh lãng phí và làm nhiều việc thiện, đó chính là tạo phúc đức cho bản thân và gia đình.

Để thay đổi thói quen đốt nhiều vàng mã, từ năm 2023, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tuyên truyền tới các phật tử không đốt vàng, mã tại các chùa, chính quyền địa phương cũng khuyến khích người dân hạn chế đốt vàng mã, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan. Vì vậy, nhiều người đã thực hiện đúng theo giáp lý nhà Phật.

Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, tinh thần của Đại lễ Vu Lan trong đạo Phật là dạy mỗi người trong đời sống hàng ngày nên thực hiện việc báo ân - báo hiếu, Phật dạy con người có 4 ân nặng: Ân phụ mẫu sinh thành, Ân thầy bạn dạy răn, Ân quốc gia xã hội, Ân chúng sinh đồng loại. Như vậy, lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà còn mang tính xã hội, tính giáo dục đạo đức sâu sắc.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng trao đổi thêm, mọi người nên làm những điều thánh thiện nhất. Một mâm cỗ đơn giản, ấm cúng để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau và hướng về tổ tiên, mới thực sự là nét văn hóa thuần Việt, là nét đẹp cần được giữ gìn trong đời sống văn hóa mới mà cả xã hội đang chung sức xây dựng.

Để phát huy ý nghĩa tích cực của văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quan niệm và thực hành lễ Vu lan, mỗi người dân nên tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cách hành lễ truyền thống… Từ đó, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, hướng con người tới những việc làm tốt đẹp trong cuộc sống hằng ngày.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hoá đơn chứng từ

Tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hoá đơn chứng từ

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Trong lúc tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, BĐBP Quảng Ngãi đã phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hóa đơn chứng từ do 2 công dân trên địa bàn mua bán, tàng trữ trái pháp luật.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5/2024), ngành du lịch nước ta ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023 trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú. Đáng lưu ý, số lượng khách quốc tế vẫn có đà tăng trưởng tốt dù đã qua mùa cao điểm.

Tăng cường quản lý hàng hóa trên môi trường mạng

Tăng cường quản lý hàng hóa trên môi trường mạng

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, số lượng hàng hóa qua Thương mại điện tử của Việt Nam đứng top 4 so với các nước trong khu vực, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất. Khi trên môi trường mạng vẫn đang tràn lan hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ gây nhức nhối cho người tiêu dùng.

Ưu tiên nguồn nước cứu cây trồng ở Tây Nguyên

Ưu tiên nguồn nước cứu cây trồng ở Tây Nguyên

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Tây Nguyên đang trải qua những ngày của đỉnh điểm hạn hán. Không chỉ sản xuất, mà sinh hoạt của người dân ở đây cũng đã bị đảo lộn vì thiếu nước. Nhiều hộ dân chấp nhận mua nước giá cao từ nhiều tháng qua để có nước dùng. Tuy nhiên, vẫn phải ưu tiên cho cây trồng, bởi đời sống của họ phụ thuộc vào những vụ mùa nông sản.

Doanh nghiệp Việt đua nhau hướng đến "Net Zero"

Doanh nghiệp Việt đua nhau hướng đến "Net Zero"

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư. Do đó, không chỉ nhà nước mà các doanh nghiệp cũng quyết định tham gia xây dựng cụm công nghiệp “Net Zero”.

Xem thêm