Thứ Bảy, 04/05/2024 07:41 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Danh tướng Nguyễn Tri Phương - Khí phách muôn đời

(ANTV) - Nguyễn Tri Phương là danh tướng được trọng dụng suốt 3 đời vua nhà Nguyễn, với thành tựu chói lọi – chiến thắng một kẻ thù xâm lược hung tàn tại chiến hào Đà Nẵng. Suốt một đời tận hiến, lập công từ Nam chí Bắ, và dẫu nằm xuống, cũng để lại nhiệt khí hào sảng, tiết liệt cho muôn đời.

Những ngày đầu chống Pháp của quân và dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng 165 năm trước, có công lớn của Nguyễn Tri Phương. Chiến thắng vẻ vang này không chỉ làm thất bại âm mưu của liên quân Pháp – Tây Ban Nha khi muốn chiếm Đà Nẵng, Quảng Nam để làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế; mà còn là lời khẳng định đanh thép - bất cứ kẻ thù xâm lược phi nghĩa nào cũng không làm con dân nước Việt run sợ, đầu hàng.... Dẫu yếu thế hơn, nhưng dân tộc này sẽ luôn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ bờ cõi non sông...

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Đà Nẵng. Với lợi thế về hỏa lực và quân số, liên quân khiến triều Nguyễn liên tục thất bại, mất nhiều thành, đồn, nhiều tướng sĩ tử trận. Vua Tự Đức đã cử Nguyễn Tri Phương đang làm quan ở Nam kỳ, ra làm tổng chỉ huy chống thực dân Pháp ở Đà Nẵng. 

Khi tới Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương không vội dẫn quân phản công đánh chiếm lại thành ngay mà thực hiện chiến thuật ứng phó dựa vào sức dân, cẩn trọng xem xét lại tổng thể tình hình, vẽ địa đồ và kế sách đánh.

Trong sớ gửi về triều đình, Nguyễn Tri Phương nhận định quân địch chiến đấu thì lợi, còn quân ta thủ thì sẽ hơn. Ông đề nghị nên giữ vững những mặt trận còn lại để tìm cách cự chiến, đắp xong đồn lũy rồi dần dần mới xông tới, xác định đánh lâu dài với địch. 

Triều đình sau đó chấp thuận việc chỉnh đốn lại quân ngũ, sửa sang đồn luỹ. Nguyễn Tri Phương lệnh cho quân làm lại công sự, sửa lại đồn, đặt lại các vọng lâu để dễ bề quan sát, ứng cứu. Thấy nhà Nguyễn dường như án binh bất động, liên quân Pháp - Tây cũng không mở rộng phạm vi chiếm đóng.

Lợi dụng tình thế này, Nguyễn Tri Phương cùng binh lính và người dân xứ Quảng ngày đêm lập phòng tuyến dài gồm nhiều hầm dích dắc, dưới cắm chông, trên phủ cát và chướng ngại vật nguỵ trang, cách một đoạn có một ổ kháng cự, một khẩu đại bác cùng khoảng 10.000 quân trấn giữ.

Phương sách này hiệu quả đến nỗi sau đó, phía địch nhận định rằng: “Thành lũy của Nguyễn Tri Phương dựng mau như nấm mọc, hễ chỗ nào có lối đi là có ngay chiến lũy ngăn cản”. “những người An Nam đã đạt được tiến bộ lớn trong nghệ thuật chiến tranh. Chúng tôi chỉ đẩy đuổi được quân địch vài trăm thước, họ đã lui về ẩn mình trong một phòng tuyến mới ngay trước mặt”.

Sóng cửa Hàn đã nổi, không chỉ là tiếng thiên nhiên kêu gào từ một đất nước còn nhiều xa lạ đối với kẻ thù xâm lược phương Tây, mà còn là tiếng lòng khát khao giữ nước của dân tộc Việt, của một vị dũng tướng.

Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Còn tên Nguyễn Tri Phương do vua Tự Đức cải tên (1850), hàm ý nói về con người nghĩa dũng, nhiều mưu chước. Từ đó, Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Xuất thân trong một gia đình nông dân, không được qua trường lớp, nhưng nhờ trí thông minh và ý chí tự học, tự lập cao, đã làm nên sự nghiệp lớn. Bắt đầu từ chân thơ lại ở cấp huyện, do tài năng mà được tiến cử lên triều đình Minh Mạng, được thu dụng và lần lượt giữ nhiều chức vụ trọng yếu suốt ba triều vua.

Ngày nay, trở về thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, giữa không gian thanh bình, hiền hòa của một làng quê xứ Huế, lưu dấu một di tích lịch sử trầm mặc, nghiêm cẩn - là nơi nhắc nhớ về nguồn cội của một vị tướng tài, dẫu xuất thân thường dân nhưng ý chí lạ thường.

Sống uy lẫm, thác hào hùng... Mộ phần của danh tướng Nguyễn Tri Phương giản dị giữa hương đồng gió nội, sóng lúa quê hương; trong thanh âm của yên bình hôm nay, không bao giờ quên thời lửa và máu, ý chí sắt đá không chùn bước trước kẻ thù xâm lược.

Ngày nay, không chỉ Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội – những thành hào mà Nguyễn Tri Phương lưu dấu ấn, mà các thế hệ người Việt Nam đã qua và hiện tại, khi ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước; lịch sử đấu tranh chống lại quân thù ngoại xâm, vẫn nhắc về vị danh tướng này như một tượng đài, một tấm gương chói sáng cả không gian và thời gian. Và lòng kính phục, biết ơn, tự hào đó ít nhiều cũng đã chuyển hóa thành tình yêu tổ quốc, ý thức bảo vệ đất nước; sự tự tôn, lòng trượng nghĩa.

Đến với thành phố Đà Nẵng, thăm di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, tượng Nguyễn Tri Phương uy nghi hướng mặt ra sông Hàn như một biểu tượng cho khí phách chống ngoại xâm, trung kiên bảo vệ chủ quyền quốc gia; không chỉ là của một người con xứ Huế mà còn là đại diện cho cả một dân tộc, một đất nước chưa bao giờ khuất phục trước tham tàn.

Mắt hướng ra biển, nơi đầu sóng cả chặn bước quân thù; tim nồng đượm lòng yêu nước thương nòi; tài năng và ý chí kiệt xuất của Nguyễn Tri Phương đã hóa khí phách muôn đời.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Xã hội 03/05/2024

(ANTV) - Với tinh thần quyết tâm mong muốn xây dựng xã hội văn minh, đặt lợi ích người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu, hiện nhiều địa phương trên cả nước đã mạnh dạn, chủ động nghiên cứu, đăng ký, triển khai mô hình điểm Đề án 06. Thực tiễn hiệu quả từ các mô hình ứng dụng chuyển đổi số từ đề án đã giúp người dân, doanh nghiệp ngày càng được thụ hưởng nhiều hơn thành quả mà đề án mang lại.

Yêu cầu kiểm tra giá vé máy bay nội địa tăng cao

Yêu cầu kiểm tra giá vé máy bay nội địa tăng cao

Kinh tế 03/05/2024

(ANTV) - Thời gian vừa qua, tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm như kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa có văn bản gửi Vụ Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu rà soát, kiểm tra giá vé máy bay

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 03/05/2024

(ANTV) - Sáng nay 3/5, tại Sân vận động thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra Chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chủ trì lễ sơ duyệt có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Về phía Bộ Công an, dự lễ sơ duyệt có Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 03/05/2024

(ANTV) - Sáng nay (03/5) tại Điện Biên, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an cũng đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh diễu hành của lực lượng Công an nhân dân tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”

Văn hóa 03/05/2024

(ANTV) - Tối 2/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cựu chiến binh, các nghệ sĩ, gia đình nghệ sĩ có nhiều cống hiến và có tác phẩm nghệ thuật về chiến dịch Điện Biên Phủ, đông đảo khán giả ở trong và ngoài lực lượng CAND.

Xem thêm