Thứ Ba, 16/04/2024 11:36 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Siết chặt kiểm soát khí thải xe máy là cần thiết

(ANTV) -  Mới đây, Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ một số giải pháp để triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam. Đáng chú ý, Bộ Công an đề xuất các quy định siết chặt đối với mô tô, xe gắn máy hơn so với hiện nay, như bắt buộc phải kiểm tra khí thải định kỳ. Đề xuất được coi là cần thiết, nhằm kiểm soát chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các loại phương tiện này.

Hiện nay, tại TP.Hà Nội có khoảng 6 triệu xe máy, trong đó có trên 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000. Do đó, khí thải từ các phương tiện lâu năm đã và đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đô thị.

Theo các chuyên gia giao thông, hiện nay, luật GTĐB 2008 chỉ quy định việc kiểm soát khí thải đối với ô tô. Do vậy, việc đề xuất của Bộ Công an về việc siết chặt kiểm tra định kỳ khí thải xe máy là rất cần thiết…Tuy nhiên, các trạm kiểm định cho phương tiện xe máy cần phải được bố trí, tăng cường tại nhiều địa điểm vì số lượng xe máy gần gấp 10 lần so với ô tô.

Hiện…một bộ phận người sử dụng xe máy chưa nhận thức rõ hiệu quả của việc bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, cũng như thay thế xe cũ nát…khiến không khí ngày càng ô nhiễm…

Việc đề xuất được thực hiện sẽ góp phần tạo thói quen chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện định kỳ. Thói quen đó sẽ đem lại lợi ích đảm bảo an toàn, sức khoẻ của chính những người tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia giao thông để việc kiểm soát khí thải được hiệu quả, cần thực hiện lộ trình hợp lý…Đồng thời, phân biệt rõ ràng xe đã kiểm định với xe quá niên hạn…để thuận tiện trong việc thu hồi, vừa đảm bảo được môi trường, vừa đảm bảo an sinh cho người dân.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại tăng thêm hơn 7,8 triệu USD 

Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi văn bản cho Bộ Tài chính về việc sửa đổi một số điều của Hiệp định vay vốn bổ sung cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyết Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay Trung Quốc. Do Hợp đồng EPC không thể hoàn thành đúng theo tiến độ nên phải kéo dài thời gian thực hiện, làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát nên cần bổ sung khoảng 7,835 triệu USD.

Theo đó, nguồn vốn đối ứng của dự án còn lại rất ít, trong khi hiệp định vay bổ sung còn dư khoảng 26,421 triệu USD nên Ban Quản lý dự án đường sắt có văn bản báo cáo. Bộ Giao thông Vận tải sau đó đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc sửa đổi hiệp định vay bổ sung và xem xét, chấp thuận bổ sung hợp đồng tư vấn giám sát vào phạm vi tài trợ của hiệp định vay bổ sung.

Đến ngày 20/8, Ban Quản lý dự án đường sắt lại gửi văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thông báo hai nội dung đề nghị xem xét của Bộ Giao thông Vận tải đã được ngân hàng này trả lời tại thư ngày 16/3/2021.

Theo đó, phụ lục hợp đồng EPC đã được hai bên xác nhận và không cần thiết phải sửa đổi hiệp định vay và hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay.

Tin mới nhất

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

Ngôi nhà yêu thương của những chiến sỹ CSCĐ Sơn La

(ANTV) - Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai Đề án “Tiếp nhận, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, từ năm 2021 đến nay đã có 33 trẻ em trên toàn tỉnh được tiếp nhận, nuôi dưỡng trực tiếp tại Công an tỉnh Sơn La. Dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp của các cô, chú công an nói chung và các bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng, trong những năm qua, các em đã được đến trường học tập, chăm sóc, rèn luyện trong vòng tay yêu thương của bố mẹ Công an như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Đánh giá kỹ tác động khi xây dựng pháp luật

Đánh giá kỹ tác động khi xây dựng pháp luật

Xã hội 16/04/2024

(ANTV) - Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Chương trình công tác của Chính phủ và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an năm 2024, các đơn vị trong CAND cần tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an nghiên cứu xây dựng, ban hành 145 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 10 dự án luật.

Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xã hội 16/04/2024

(ANTV) - Có thể khẳng định, trong những năm gần đây Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tại cơ sở. Kết quả này có được là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân trong xã. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng công an cơ sở trong việc tham mưu, đề xuất cũng như việc đảm bảo ANTT tại địa bàn.

Công an chính quy tinh nhuệ từ cơ sở

Công an chính quy tinh nhuệ từ cơ sở

Chính trị 16/04/2024

(ANTV) - Với quyết tâm cao cùng những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, trong những năm qua, Công an tỉnh Quảng Ninh coi việc thực hiện Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 11 của Bộ trưởng Bộ Công an về tiếp tục xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là nhiệm vụ trọng tâm.

Cải cách tư pháp - yêu cầu từ thực tiễn

Cải cách tư pháp - yêu cầu từ thực tiễn

Chính trị 16/04/2024

(ANTV) - Sau 10 năm thi hành, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, giúp hệ thống Tòa án kiện toàn, phát triển cả về tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cho thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Cảnh giác với chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Cảnh giác với chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Xã hội 16/04/2024

(ANTV) - Tại Việt Nam, thời gian qua, nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, đúng tiến độ, đúng pháp luật, theo tinh thần không có vùng cấm và không có ngoại lệ. Tuy nhiên, với bản chất chống phá quyết liệt, nhiều vụ án hình sự đã bị các thế lực thù địch “chính trị hóa”, triệt để lợi dụng để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Từ đó, nhằm tạo cớ, tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam.

Sĩ quan Công an Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - Hành trình rực rỡ

Sĩ quan Công an Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc - Hành trình rực rỡ

Xã hội 16/04/2024

(ANTV) - Đại tá Lê Quốc Huy, Thượng tá Vũ Việt Hùng, Thượng tá Lương Thị Trà Vinh là 3 sĩ quan Công an nhân dân đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Sau 1 năm rưỡi thực thi nhiệm vụ tại Nam Sudan, các sĩ quan công an Việt Nam đã kết thúc nhiệm kỳ công tác với nhiều dấu ấn quan trọng. Chiều 15/4, rất đông người thân cùng đồng chí, đồng đội đã tới sân bay quốc tế Nội Bài để chào đón sự trở về của 3 chiến sĩ mũ nồi xanh Công an nhân dân Việt Nam.

Tập huấn công tác thi đua, khen thưởng trong CAND

Tập huấn công tác thi đua, khen thưởng trong CAND

Xã hội 16/04/2024

(ANTV) - Sáng 15/4, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Công an đã tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân năm 2024 cho hơn 400 cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng ở các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uong trên toàn quốc.

Căng thẳng Iran - Israel: Đức triệu Đại sứ Iran

Căng thẳng Iran - Israel: Đức triệu Đại sứ Iran

Thế giới 16/04/2024

(ANTV) - Ngày 15/4, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức cho biết, sáng cùng ngày, nước này đã triệu Đại sứ Iran tại Đức sau vụ Tehran tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa nhằm vào Israel cuối tuần qua.

Xem thêm