Thứ Tư, 08/05/2024 06:43 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp

(ANTV) - Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, chính điều này cũng kéo theo giá thịt lợn đang giảm mạnh. Dự báo giá lợn hơi ngày hôm nay (15/5) ghi nhận giảm giá trên diện rộng tại miền Trung và Nam, mức giảm từ 2.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg.

Dự báo giá lợn hơi ngày 15/5 tại các tỉnh khu vực miền Nam tiếp tục ghi nhận giảm giá bán tại nhiều nơi. Đồng Tháp giảm khoảng 4.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, về mức 34.000 đồng/kg. Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An cùng có mức giảm 2.000 đồng/kg. Tiền Giang cũng giảm đáng kể, về còn 35.000 đồng/kg. Giá lợn hơi toàn khu vực nằm trong khoảng 32.000 đồng/kg đến 42.000 đồng/kg.

Tại thị trường miền Trung, giá lợn hơi giảm khá rõ rệt ở nhiều nơi. Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh giảm 4.000 đồng/kg, từ 35.000 đồng/kg về còn 31.000 đồng/kg. Quảng Trị giảm 3.000 đồng/kg. Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận cũng giảm 2.000 đồng/kg. Toàn miền, dự báo giá lợn hơi dao động từ 30.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi xuất chuồng tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc hôm nay sẽ ít có biến động hơn so với hai miền Trung và Nam. Dự báo nằm trong khoảng 29.000 đồng/kg đến 38.000 đồng/kg.

Những dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Nếu dịch bệnh tả lợn châu Phi kéo dài với tình trạng như thế này có thể ảnh hướng lớn đến cả người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng.Người chăn nuôi sẽ mất hết tiền bạc và công sức khi đàn lợn bị dịch bệnh, còn nếu lợn không bị dịch thì giá bán ngày càng giảm thấp hơn. Còn người tiêu dùng thì không có nguồn thịt lợn đảm bảo cho bữa cơm hàng ngày cũng như cho các dịch vụ kinh doanh ăn uống.

Cơ quan chức năng đã đề xuất hỗ trợ thêm chi phí cho các doanh nghiệp mua thịt lợn sạch để cấp đông nhằm đảm bảo bình ổn thị trường. Cục Chăn nuôi cho biết, hiện đơn vị đang xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thêm chi phí cho các doanh nghiệp mua thịt lợn trong giai đoạn này để cấp đông nhằm đảm bảo bình ổn thị trường. Bên cạnh đó, Cục này cũng kiến nghị thành lập 5 trạm kiểm dịch quốc gia để kiểm tra dịch từng vùng.

Virus gây dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại trong thịt đông lạnh đến gần 3 năm 

Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm thị lợn như xúc xích, giăm bông từ vài chục ngày đến 1.000 ngày (tức là gần 3 năm) ở dạng thịt đông lạnh. Đáng chú ý, virus có khả năng chịu được nhiệt độ 56 độ C trong 70 phút, 70 độ C trong 20 phút; thậm chí ở 100 độ C, virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn sống được trong 1 phút. Bên cạnh đó, virus gây bệnh cũng có thể tồn tại trong môi trường có độ pH từ 3,5 - 11,5 và ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo của người chăn nuôi trong nhiều ngày.

Tuy nhiên người tiêu dùng không nên quá lo sợ mà tẩy chay thịt lợn, tẩy chay cả thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Chỉ cần người tiêu dùng cũng nên lựa chọn, sử dụng thịt lợn sạch, có nguồn gốc, có dấu kiểm định, an toàn, chế biến đúng quy trình để đảm bảo sức khỏe của chính mình và người thân.  Nên mua thịt lợn ở nơi uy tín, thịt có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch.

Trường hợp thịt mua ở chợ: Chú ý các dấu hiệu nhận biết:

Về màu sắc, cảm quan: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi trong khi thịt lợn siêu nạc màu đỏ đậm khác thường, sáng và bóng. Mặt da có thể xuất hiện những đốm đỏ. Với thịt lợn sạch, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo. Thịt tồn dư chất cấm thường khô cứng hơn và ít đàn hồi.

Khi chế biến: Thịt lợn sạch luộc lên nước trong, không váng bẩn. Khi rang miếng thịt nở ra, không ra nước, có mùi thơm. Thịt siêu nạc hoặc nuôi cám tăng trọng khi luộc thường nhiều váng, nước có mùi hôi, lúc rang ra nhiều nước, ăn khô.

Thịt nhiễm ký sinh trùng: Phổ biến nhất là lợn bị nhiễm giun sán. Cần quan sát kỹ trước khi mua, để ý những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thủ... nếu thấy những hạt như hạt gạo nếp thì không nên mua.

Cách tiêu hủy lợn mắc bệnh

Việc tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bắt buộc và phải thực hiện đúng quy trình theo cơ quan chức năng địa phương. Bởi vì bệnh tả lợn Châu Phi không gây bệnh sang các loài động vật khác và không lây sang người nhưng lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà). Virus dịch tả lợn Châu phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp, vi rút có thể tồn tại trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày, trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39c được 150 ngày.

Nguyên tắc tiêu hủy phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).

Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.

Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong thùng của phương tiện vận chuyển.

Phương tiện, dụng cụ được sử dụng để vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đên địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyên đến địa điểm tiêu hủy; người tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn bệnh, nghi lợn bệnh cần phải thực hiện vệ sinh, sát trùng để tránh làm lây lan mầm bệnh.

Biện pháp tiêu hủy gồm: Chôn lấp hoặc đốt. Có thể đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lấp đất và nện chặt.

Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực.

Tin mới nhất

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

Đại tướng Tô Lâm biểu dương CBCS tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Tô Lâm biểu dương CBCS tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Ngay sau khi Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Công an đã tổ chức Lễ Tổng kết công tác tổ chức lực lượng Công an nhân dân tham gia diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đến dự, phát biểu chỉ đạo, động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tham gia các sự kiện, đóng góp tích cực vào thành công chung của chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thế giới 07/05/2024

(ANTV) - “Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mà còn cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.” Đó là nhận định chung của hàng loạt bài viết được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn trong những ngày qua.

Điện Biên hôm nay

Điện Biên hôm nay

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Điện Biên, mảnh đất nơi cực Tây tổ quốc đã trải qua những thăng trầm của thời gian, và trở thành cái tên ghi vào lịch sử nhân loại với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến trường đầy khói lửa bom đạn năm xưa, giờ đây thay bằng những gam màu tươi sáng, nhờ nỗ lực không ngừng của Chính quyền và đồng bào các dân tộc Tây Bắc qua nhiều thế hệ, trong suốt 70 năm qua.

Những cánh thư còn mãi với thời gian

Những cánh thư còn mãi với thời gian

Xã hội 07/05/2024

(ANTV) - Đã 70 năm trôi qua, những kí ức về chiến dịch Điện Biên Phủ khốc liệt vẫn còn đó, không chỉ là những tháng ngày "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt", ở nơi tưởng như chỉ có mưa bom lửa đạn mà vẫn có những câu chuyện tình yêu thật đẹp của những người lính. Chúng tôi muốn nói đến sức mạnh của những cánh thư tay, đã theo họ vượt qua mọi thử thách của chiến tranh, tạo nên những niềm vui và ký ức trong cuộc sống, vẫn trường tồn mãi theo thời gian

Xem thêm