Thứ Năm, 25/04/2024 14:18 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Đêm sơ tán ở vùng tâm bão đổ bộ

(ANTV) - Dự báo cơn bão số 4 sẽ đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam, trong đó, địa bàn xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ là nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn di dời 100% hộ dân đang sinh sống tại đây đến nơi sơ tán tập trung trong sáng 27/9. Công an các đơn vị đang khẩn trương vận động và xuyên đêm hỗ trợ người dân gia cố nhà cửa, đảm bảo tài sản trước khi di dời.

Là xã ven biển dự báo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi siêu bão, trong khi đa số nhà dân là nhà cấp 4, không kiên cố, xã Tam Thanh sẽ thực hiện di dời 100% dân đến tránh trú bão tại địa phương khác.

Hơn 1000 hộ dân đang khẩn trương dọn dẹp nhà cửa để sẵn sàng sơ tán trước cơn bão số 4. Hiểu được tâm lý người dân vẫn lo lắng cho tài sản ở nhà, lực lượng công an đã xuyên đêm vận động, tuyên truyền và giúp đỡ bà con kê đồ đạc, gia cố nhà cửa để người dân yên tâm đi tránh bão.

Với khối lượng công việc lớn, công an các địa phương đã huy động 100% lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương, dân quân tự vệ phát loa tuyên truyền liên tục để người dân chủ động thu dọn đồ đạc, chuẩn bị di dời.

Đồng thời cũng nhanh chóng rà soát những gia đình neo đơn, khó khăn để tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ. Mọi công tác phải gấp rút hoàn thành trong đêm để thực hiện di dời toàn bộ hộ dân trước 9h sáng 27/9.

Để sẵn sàng ứng phó với kịch bản xấu nhất của cơn bão số 4, bên cạnh di dời tập trung 100% hộ dân ở xã Tam Thanh với khoảng 1000 người, tỉnh Quảng Nam cũng di dời hơn 182.000 dân ở những khu vực nguy hiểm trên địa bàn toàn tỉnh đến nơi an toàn.

Đảm bảo trước 12h ngày 27/9, mọi công tác ứng phó đã sẵn sàng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão gây ra.

Thủ tướng họp khẩn ứng phó bão số 4: Bảo vệ tính mạng, tài sản, di sản, sinh kế của người dân

Sáng ngày 27/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru) – một trong những cơn bão lớn nhất ảnh hưởng tới nước ta những năm qua. Thủ tướng yêu cầu phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân, ngay từ khi bão chưa đổ bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, theo dự báo của các cơ quan chức năng, cơn bão số 4 diễn biến phức tạp, tăng 2 cấp so với ngày hôm qua, cường độ mạnh, di chuyển nhanh trong khi khả năng ứng phó còn có những hạn chế.

Thủ tướng nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống “cao hơn 1 cấp” để có sự chủ động chuẩn bị, nếu chuẩn bị tốt thì khi cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến thì vẫn bảo đảm an toàn, ngược lại nếu bão đổ bộ mạnh hơn dự kiến mà không chuẩn bị tốt thì thiệt hại sẽ lớn.

Những ngày qua, các địa phương đã hướng dẫn gần 58.000 tàu thuyền với khoảng 300.000 lao động di chuyển, tránh trú; gia cố, di dời 4.500 lồng bè thủy sản; lên kế hoạch và tiến hành sơ tán trên 100.000 hộ với gần 400.000 dân tại các vùng nguy cơ cao.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần của các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết thế nào, như khi trước bão thì có thể trời quang, mây tạnh. Đồng thời cũng không để bị động, bất ngờ, gây thiệt hại tính mạng và tài sản người dân, không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt nhất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết. Vừa phòng tốt, vừa chống đỡ có hiệu quả với phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị tốt nhất để kịp thời ứng phó diễn biến xấu có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng người dân, cương quyết di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm; trong đó hết sức chú ý bảo vệ các đối tượng yếu thế, học sinh, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người tàn tật, khách du lịch phải ở lại do bão…

Thủ tướng yêu cầu, thời gian không còn nhiều, các bộ ngành, địa phương liên quan từ tỉnh tới cấp huyện, cấp xã phải rà soát lại và tiếp tục triển khai ngay các công việc. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, dự báo chính xác nhất có thể, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan, người dân. Các địa phương huy động cả hệ thống chính trị, đình hoãn các cuộc họp không cấp bách để tập trung chỉ đạo ứng phó bão; phân công các đồng chí trong đảng ủy, thường vụ đảng ủy xuống kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trọng điểm, ứng trực, chỉ đạo ứng phó tại cơ sở.

Thủ tướng yêu cầu cương quyết di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, ven biển, cửa sông, nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu. Việc sơ tán dân, nhất là vùng ven biển phải hoàn thành sớm nhất thể, trước khi bão đổ bộ. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, cần thiết thì cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân. Không để người dân ở lại trên lồng bè, tàu thuyền, khu vực không an toàn, rất khó khăn khi ứng cứu trong lúc bão đổ bộ và nguy cơ cao thiệt hại. Các địa phương, các lực lượng chức năng như công an, quân đội bố trí lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn để người dân yên tâm sơ tán, bố trí lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm, chuẩn bị y tế cho người dân.

Rà soát tàu thuyền, liên hệ tới từng chủ tàu, không để tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn; rút kinh nghiệm từ ứng phó các cơn bão trước đây khi hàng trăm tàu thuyền hư hỏng do va chạm trong lúc neo đậu. Huy động lực lượng quân đội, công an, thanh niên hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản.

Bộ Xây dựng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ, hạn chế tình trạng đổ sập, tốc mái các công trình. Chủ động kiểm soát hoạt động đi lại, phân luồng, hướng dẫn giao thông bảo đảm an toàn; hạn chế người dân ra đường khi bão đổ bộ. Kiểm tra lại các cây lớn dễ đổ, gãy để có biện pháp xử lý an toàn phù hợp.

Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men cho các khu vực nguy cơ sạt lở, chia cắt, cô lập. Bố trí lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống, nhất là trên biển, trên sông và các khu vực bị cô lập, chia cắt.

Các bộ ngành triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhất là bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn hồ đập, các công trình sản xuất, dịch vụ, dầu khí trên biển…

Lực lượng vũ trang chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị hỗ trợ các địa phương ứng phó bão. Các cơ quan báo chí – truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền về ứng phó bão, nhất là các kỹ năng ứng phó bão, bằng mọi biện pháp có thể để thông tin nhanh nhất về thiên tai tới người dân.

Qua cuộc họp, có thể thấy thông tin liên lạc cơ bản được kết nối tốt, cần tiếp tục duy trì thông suốt thông tin liên lạc trong mọi tình huống. Ban Chỉ đạo tiền phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc ứng phó và khắc phục hậu quả bão, lũ lụt. Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai theo dõi, cập nhật diễn biến kịp thời để báo cáo Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

(Nguồn: Báo Chính phủ)

Tin mới nhất

Mưa đá xuất hiện tại Yên Bái, Sơn La

Mưa đá xuất hiện tại Yên Bái, Sơn La

Xã hội 25/04/2024

(ANTV) - Chiều và tối ngày 24/4, nhiều trận mưa rào kèm mưa đá dữ dội đã bất ngờ trút xuống một số địa phương ở tỉnh Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình. Hạt mưa đá có kích thước 2 - 3cm đã gây ra một số thiệt hại cho bà con.

Tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 25/04/2024

(ANTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia: "3 tăng cường", "5 đẩy mạnh"; Đề xuất đánh thuế VAT cho hàng hóa nhập qua Shopee, Tiktok: Đối thoại về lợi ích và nguy cơ; Nghịch lý giá vàng SJC: Chênh lệch cao vẫn còn; Hạn hán tại Tây Nguyên: Tình hình phức tạp, biện pháp ứng phó;... là những tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay.

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là một trong những sự kiện chính trị rất quan trọng. Là đơn vị chủ công trong công tác PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng các kế hoạch, thường xuyên luyện tập các phương án. Sẵn sàng lên đường xử lý các tình huống từ sớm, từ xa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Sáng nay (24/4), Cảng vụ Quảng Ngãi cho biết, đã vớt được thi thể 3 thuyền viên đi trên tàu kéo LA-06695 bị chìm cách đảo Lý Sơn 3-4 hải lý. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ từ 1945 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, và rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương. Những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Cũng trong sáng 24/4, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an Việt Nam tiếp nhận và chuyển giao công nghệ máy bơm chữa cháy hiện đại do công ty Shibaura Nhật Bản trao tặng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình hợp tác trong lĩnh vực PCCC và CNCH giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

 Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Luật Căn cước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo quy định của luật thì người chuyển giới được phép đổi thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024. Quy định này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng những người chuyển đổi giới.

Xem thêm