Thứ Bảy, 20/04/2024 11:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Đề xuất tính điện “một giá” gây tranh cãi

(ANTV) - Đứng trước vô số băn khoăn, đòi hỏi liên quan đến giá điện, Bộ Công thương đang gấp rút xây dựng lại cách tính giá điện 6 bậc hiện nay. Theo đó, ngoài phương án 5 bậc thang đang được trình sửa đổi, Bộ cũng tính tới phương án “một giá” dao động từ 2.703 đồng/kWh - 2.889 đồng/kWh để người dân có thêm nhiều lựa chọn.

Một khảo sát nhỏ được thực hiện sau khi Bộ Công thương đưa ra phương án với 2 cách tính giá điện, có đến 79% bạn đọc tham gia khảo sát chọn phương án trả tiền điện theo 1 bậc, 21% chọn phương án nhiều bậc. Tuy nhiên, cộng đồng mạng kiến nghị rằng, dù tính giá điện sinh hoạt ở “một giá” hay “nhiều bậc” thì đều mong muốn rằng cần có sự rõ ràng, công bằng đối với người tiêu dùng trong tiêu thụ điện.

Tài khoản Nguyen Van Chính: Một đơn giá điện đảm bảo bình đẳng xã hội, hộ nghèo đã có chính sách xã hội hoặc ngành điện sử dụng quỹ phúc lợi của ngành mà hỗ trợ. Giá điện có nhiều cách tính: Theo chí phí, theo doanh thu, theo lợi nhuận, theo thị trường có sự bao cấp của nhà nước ... Quan trọng là công bằng với tất cả.

Hiện, Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản tính giá. Ở kịch bản 1, biểu giá luỹ tiến 5 bậc có tỷ lệ thấp nhất bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân cho kWh 0-100 và cao nhất 274% giá bán lẻ điện bình quân với kWh từ 701 trở lên. Còn điện một giá tương ứng 145% giá bán lẻ điện bình quân, khoảng 2.703 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Còn kịch bản 2, giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc có tỷ lệ thấp nhất 90% giá bán lẻ điện bình quân cho 0-100 kWh và cao nhất 185% giá bán lẻ điện bình quân từ 701 kWh trở lên. Còn điện một giá là 155% giá bán lẻ điện bình quân, khoảng 2.890 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT.

Tuy nhiên, theo tính toán của nhiều chuyên gia, hay ý kiến được chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội, thì có cùng chung thắc mắc, liệu cách tính này có hợp lý không, hay thậm chí đắt hơn, hoặc đơn giản vẫn chỉ là thay đổi 1 cách tính khác cho giá điện?

Bày tỏ quan điểm, Tiến sĩ Ngô Đức Lâm, nguyên Viện phó Viện Năng lượng (Bộ Công thương) cho rằng: Nếu áp dụng giá điện theo 1 bậc, cần phải công khai, tính toán lại giá điện bình quân cho minh bạch, hợp lý. “Đồng thời, song song sử dụng quỹ bình ổn để hỗ trợ những hộ gia đình nghèo, khó khăn. Thực tế, Bộ thêm một lựa chọn để chứng tỏ có sự dân chủ, không có độc quyền trong ngành điện như người dân phản ánh là ngành điện vì độc quyền nên tự tung tự tác. Tuy nhiên theo tôi, cách tính nào vẫn phải bảo đảm “thu đúng, thu đủ”.

Đông đảo cư dân mạng cho rằng, không thể phủ nhận, việc tính điện “một giá” sẽ đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản hơn theo đúng tiêu chí dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu và sẽ không còn những thắc mắc liên quan đến hóa đơn tiền điện tăng vọt như thời gian qua. Thế nhưng, bên cạnh những mặt tích cực đó, phương án này cũng sẽ kéo theo nhiều bất cập khác. Vì vậy, nếu được áp dụng sẽ có rất nhiều vấn đề cần tính toán. Trong đó, một câu hỏi lớn được đặt ra, đó là mức giá phù hợp là bao nhiêu?

Indonesia trợ giá điện hỗ trợ người dân trong dịch

Chính phủ Indonesia thông báo chính thức kéo dài thời gian giảm giá điện đến hết tháng 12/2020 đối với các hộ gia đình có mức tiêu thụ điện năng từ 450 Volt Ampe (VA) đến 900 VA.

Việc gia hạn thời gian giảm giá điện được chính phủ đưa ra sau khi xem xét những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Chính phủ Indonesia coi đây là một biện pháp kích cầu tiêu dùng xã hội, vực dậy nền kinh tế vốn đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng. Chính sách giảm giá điện trên sẽ được áp dụng đối với khoảng 32 triệu hộ gia đình.

Bên cạnh đó, Chính phủ  cũng hướng đến trợ giá điện cho những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo mức thang áp dụng giống với các hộ gia đình. Theo dự kiến, cách làm này sẽ bổ sung vào ngân sách dành cho những đối tượng trên 151 tỷ rupiah.

COVID-19 tái bùng phát, người New Zealand  vơ vét hàng hóa

Sau 102 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng, New Zealand vừa công bố 4 ca bệnh mới tại thành phố Auckland. Và ngay sau khi thông tin này được đăng tải, người dân tại đây đã nhanh chóng đổ đến các siêu thị để tích trữ hàng hóa, do lo ngại nguy cơ phong tỏa.

4 ca nhiễm mới xuất hiện tại một hộ gia đình ở thành phố Auckland và hiện vẫn chưa tìm ra nguồn lây nhiễm. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã quyết định nâng mức cảnh báo dịch bệnh tại Auckland lên cấp độ 3, theo đó người dân sẽ được yêu cầu ở nhà trong khi nhiều cửa hàng sẽ phải đóng cửa.

Ngay sau thông tin này, người dân tại các thành phố lớn như Auckland và thủ đô Wellington đã nhanh chóng đổ đến các siêu thị để tích trữ hàng hóa. Giới chức New Zealand đã kêu gọi người dân không đổ dồn đi mua sắm để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tin mới nhất

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Sau một tuần kể từ khi xảy ra sự cố sạt lở trần hầm Bãi Gió trên tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), đến chiều ngày 19/4, hoạt động thi công khắc phục vẫn đang được triển khai tất bật bằng nhiều biện pháp kỹ thuật.

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Cách đây 70 năm, lớp lớp thanh niên đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hành quân ngày đêm vào mặt trận đánh đuổi thực dân Pháp, giành thắng lợi tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Đó là mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Những ngày tháng 4 này, ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng độc lập, tự do của các thế hệ cha ông đã trở thành những bài học lớn đối với tuổi trẻ CAND, tiếp nối mạch nguồn để dựng xây đất nước.

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Biến đổi khí hậu đang là những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực hay một quốc gia. Biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân khiến cho trái đất ngày càng nóng lên, thảm họa thiên tai cũng nhiều hơn, mạnh hơn, bất thường hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Muốn phát triển bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng có những giải pháp ứng phó trước thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Chính thức đấu thầu vàng vào đầu tuần tới

Chính thức đấu thầu vàng vào đầu tuần tới

Điểm tin 20/04/2024

(ANTV) - Chính thức đấu thầu vàng vào đầu tuần tới; Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản tại 5 địa phương từ tháng 5/2024; TP Hồ Chí Minh giảm gần 6.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là những chính sách mới có hiệu lực.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Sau 3 ngày nhóm họp tại đảo Capri của Italia, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã ra tuyên bố chung, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như căng thẳng tại Trung Đông cũng như viện trợ cho Ukraine.

Xem thêm