Là người đam mê tìm hiểu lịch sử dòng họ, khi được gọi điện tư vấn với lời giới thiệu về cuốn sách, ông Vũ Thế Khanh ở quận Đống Đa, Hà Nội đã không ngần ngại, bỏ ra 400.000 đồng để sở hữu cuốn sách này. Tuy nhiên, khi nhận sản phẩm, ông phát hiện nội dung không đúng với tiêu đề mà thậm chí còn nhiều thông tin sai sự thật.
Cuốn sách có tựa đề là Phả tộc họ Vũ (Võ) Việt Nam, tuy nhiên, cuốn sách này chỉ nói về gia phả của một dòng họ ở một làng. Điều đáng nói, phần lớn cuốn sách này lấy nội dung của một công trình khoa học từng được công bố trước đó, thậm chí những chữ Hán ở bìa sách còn in ngược. Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi không khỏi bức xúc khi sản phẩm nghiên cứu của mình bị rao bán một cách công khai và biên tập một cách sai lệch từ lâu mà ông không hề hay biết.
Dù đã xuất hiện một thời gian dài, tuy nhiên những hành vi vi phạm này vẫn ngang nhiên diễn ra. Không chỉ dừng lại ở bán sách gia phả mà thậm chí còn xuất hiện đối tượng mạo danh cơ quan ban ngành thậm chí giả danh cơ quan Công an để tạo uy tín rao bán sách.
Để tránh mắc lừa với thủ đoạn như trên, các cơ quan, ban, ngành và người dân cần phải thay đổi từ chính thói quen mua hàng, bởi tỉnh táo trước những lời rao bán qua điện thoại, chào mời mua bán sách tại nhà, cơ quan, công sở... là cách hữu hiệu để đẩy lùi chiêu thức. Đối với những đối tượng vi phạm thì bên cạnh hành vi giả mạo thì việc in, mua bán ấn phẩm vi phạm bản quyền, nội dung không trùng khớp với lời rao bán với mục đích kinh doanh thu lợi bất chính đều là những hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm và sẽ bị xử lý theo pháp luật.