Lợi dụng tâm lý tò mò, thích thử cái mới của lứa tuổi này, tội phạm ma túy đã lôi kéo học sinh sinh viên. Từ việc sử dụng thử ma túy, các em nhanh chóng trở thành đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Công an thành phố Cần Thơ đã triệt phá gần 300 vụ, 480 đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 40 vụ.
Khởi tố hơn 190 vụ, gần 300 đối tượng; xử phạt hành chính 47 vụ, 94 đối tượng. Trong số các đối tượng trên có 24 trường hợp là học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về ma túy, sử dụng ma túy và Shisha. Có 8 trường hợp bị khởi tố về hành vi mua bán trái phép các chất ma túy.
Ma túy và những tác hại của nó đã đang gây những hậu quả nặng nề đặc biệt là trong giới trẻ, thanh thiếu niên, học sinh sinh viên. Nói không với ma túy và xây dựng một môi trường lành mạnh, trường học không ma túy là việc phải làm. Tuy nhiên, kết quả này tùy thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, của nhà trường gia đình và toàn xã hội.
Thừa Thiên - Huế: Cán bộ bưu điện lừa đảo chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng
Nguyên là cán bộ Bưu điện huyện, phụ trách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người dân, Hồ Văn Nhớ (39 tuổi, trú tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chiếm đoạt số tiền hơn 11 tỷ đồng. Ngày 2-11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Văn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, Hồ Văn Nhớ là cán bộ Bưu điện huyện A Lưới phụ trách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người dân các xã Hồng Thái, Bắc Sơn và A Đớt, huyện A Lưới. Nhưng để có tiền tiêu xài cá nhân, Nhớ liều lĩnh dùng phiếu lĩnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội của người dân, điền thông tin người thụ hưởng vào để vay tiền với lãi suất 20%/năm.
Bằng thủ đoạn này, từ tháng 6-2016 đến tháng 6-2018, Nhớ sử dụng 225 phiếu để vay tiền của 5 người trên địa bàn, chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng.