Ghi nhận bước đầu cho thấy: Cả 3 trường hợp tử vong do bệnh dại đều bị chó cắn và chủ quan không đi tiêm vắc xin phòng bệnh. 2 trong số 3 trường hợp này khi bị chó cắn đã đi thử thuốc nam và được trả lời không phải bệnh dại nên không đi tiêm; nạn nhân nhỏ nhất là 8 tuổi và lớn nhất là 63 tuổi.
Trước tình hình trên, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường công tác tiêm phòng bệnh dại, tuyên truyền cho người dân khi bị chó cắn phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn ngay và được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, đúng theo chỉ định của cán bộ y tế; không chủ quan, coi thường bệnh dại, đặc biệt không đi thử và chữa bệnh dại bằng thuốc nam.
Năm 2015, tại tỉnh Thái Nguyên đã có 6 người tử vong vì bệnh dại sau khi bị chó cắn; hơn 10.000 người bị chó cắn phải tiêm vắc xin phòng dại.
Quảng Bình khống chế thành công dịch lở mồm long móng gia súc
Chi cục Thú ý tỉnh Quảng Bình cho biết, đến nay, ổ dịch lở mồm long móng bùng phát trên đàn trâu bò tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã cơ bản được khống chế.
Ổ dịch xuất hiện vào ngày 24/3 trên đàn trâu của một hộ dân ở thôn Hoành Vinh, xã An Ninh, sau đó lan ra 2 xã Tân Ninh và Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh với 38 con trâu bò bị bệnh.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình phối hợp với chính quyền địa phương cử cán bộ thú y triển khai phun hóa chất tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc bị bệnh; đồng thời hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp phòng và điều trị cho trâu bò bị bệnh.
Cán bộ của Chi cục thú y cùng với xã trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn bà con hàng ngày để xử lý các con đang bị bệnh./.