Liên quan tới vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên ở Điện Biên đi giao gà bị sát hại. Trong khi Ban chuyên án vẫn còn điều tra, khớp nối nhiều thông tin, tin tiết thì để chạy theo thông tin giật gân, câu khách, không ít báo điện tử đã “ăn theo” các thông tin trên mạng xã hội đưa nhiều tin không chính xác, chưa được kiểm chứng làm cho bạn đọc bị nhiễu loạn, gia đình nạn nhân bất bình thậm chí làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của CBCS trực tiếp điều tra khám phá vụ án.
Thực tế đây chỉ là vụ việc điển hình, khi không ít tờ báo đang chịu sự “dẫn dắt” của mạng xã hội.
Nhà báo Vũ Văn Tiến, Tổng biên tập Tạp chí Mặt trận cho biết, xét ở 1 khía cạnh đa chiều, các cơ quan báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước vẫn làm tốt vai trò định hướng của mình, làm chủ thông tin của mình. Nhưng không ít trang điện tử nếu cứ chạy theo việc câu view, không kiểm chứng, coi tờ báo như 1 trang fanpage cho thấy việc quản lý các cơ quan báo chí phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa.
Bị mạng xã hội dẫn dắt hay phát huy được vai trò định hướng trong cuộc chạy đua với mạng xã hội không phải là điều đơn giản với mỗi nhà báo.
Với Nhà báo Cao Hồng trước những luồng dư luận khác nhau về Luật An ninh, chị cũng không tránh khỏi những lúng túng. Nhưng sau khi phân tích, thẩm định, sàng lọc thông tin chị đã hiểu và có sự tổng hợp thông tin để phản biện, chống lại cái sai, cái lệch lạc và chứng minh, ủng hộ sự thật khách quan, đúng đắn của việc ban hành Luật an ninh mạng với 5 kỳ đăng trên báo Công an nhân dân về vấn đề này.
Thiếu tá Cao Thị Hồng, Phó Ban Kinh tế Pháp luật- Báo CAND nói, với nhà báo việc tiếp cận thông tin trên mạng xã hội rất quan trọng. Nhưng nhà báo còn cần phải làm thêm 1 việc đó là kiểm chứng thông tin. Quá trình viết bài về Luật an ninh mạng tôi thấy rất nhiều thông tin khác nhau, gây hoang mang dư luận. Vì vậy các nhà báo khi đưa thông tin phải chính xác, đó là đạo đức nghề nghiệp.
Với tốc độ của mạng xã hội. Báo chí có thể không theo kịp về thông tin nhưng phải thắng, vượt lên ở độ chính xác. Báo chí phải trả lời vấn đề mạng xã hội đưa ra. Trách nhiệm của báo chí là xác lập nên độ tin cậy của thông tin.
Bà Tôn Ngọc Hạnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng, bây giờ chúng ta có Luật An ninh mạng trong tgian tới chính phủ và các ngành với chức năng vai trò phải có biện pháp ngăn chặn. Những cơ quan báo chí chính thống khi đưa những thông tin lớn, có tầm ảnh hưởng phải kiểm chứng, có sự sàng lọc.
Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Giám đốc Cổng thông tin điện tử, Hội nhà báo Việt Nam chia sẻ, mình là nhà báo khác với người bình thường, anh phải nói theo một tiếng nói trung thực, xuất phát từ trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đứng trước sự tác động mạng xã hội thì phải giữ được bản lĩnh chính trị vững vàng, không được lung lay, thông tin trên mạng xã hội chỉ được tham khảo, phải tuân thủ theo nguyên tắc và quy định đối với người làm báo
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ còn những bước phát triển thần kỳ, khó lường. Báo chí và mạng xã hội sẽ còn những đổi thay đổi.Thế nhưng trong sự tương tác báo chí và mạng xã hội báo chí chính thống cần phải thấy rõ giá trị cốt lõi, đáng tin cậy của mình để sống chung với mạng xã hội thực sự là nhân tố chính thể hiện rõ vai trò là kênh thông tin định hướng, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội.