Thứ Bảy, 20/04/2024 13:56 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Băn khoăn trước con số 72% người dân đồng ý tăng học phí

(ANTV) - Những ngày qua thông tin về việc tăng học phí đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của dư luận. Tuy nhiên, nhiều người còn bất ngờ hơn khi Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội công bố khảo sát có tới 72% người được hỏi đồng tình với việc tăng mức học phí các bậc học từ năm học 2022 -2023. Cư dân mạng cho rằng con số này không phù hợp với tâm lý chung của mọi người nhất là trong giai đoạn bão giá khó khăn hiện nay.

Cụ thể theo số liệu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố có trên 74.602 ý kiến của cha mẹ có con học tại cơ sở giáo dục công lập và cán bộ giáo viên ở những trường này tham gia góp ý bằng phiếu về mức thu học phí năm học 2022-2023.

Kết quả hơn 53.700 người đồng ý với dự kiến mức thu học phí, chiếm hơn 72%. Hơn 20.000 ý kiến không đồng tình, chiếm 27%. Kết quả lấy ý kiến này được các phòng giáo dục, các trường công lập thực hiện.

-Hoài Linh: Tôi e ngại kết quả khảo sát chưa thật sự chính xác.

-Hồng Thoa: Ở đây, tổng số phiếu dù lớn nhưng lại khảo sát nhiều đối tượng, trong đó có cả cán bộ giáo viên thì sẽ dẫn tới số liệu không chính xác. Thực chất cơ quan khảo sát phải lấy tỉ lệ của phụ huynh, người chịu tác động trực tiếp mới chuẩn.

-Long Nguyễn: Giai đoạn này cái gì cũng tăng giá. Tôi đi chợ mà như mất cắp. Là một phụ huynh có 2 con đi học giờ học phí tăng gấp đôi tôi không biết phải xoay xở như thế nào.

-Gia Huy: Việc điều tra xã hội học phải được thực hiện bài bản, khoa học và có số liệu phân tích cụ thể, không thể chung chung bao nhiêu % đồng ý.

-NgocChuong: Tôi cũng không đồng ý tăng học phí. Đồng thời tôi kiến nghị cắt giảm một số loại sách giáo khoa không cần thiết, giảm chi phí mua sách giáo khoa! Sách giáo khoa có thể dùng 1 bộ cho 5 năm, sau đó mới thay đổi, cải tiến.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến hoài nghi phản đối về kết quả thăm dò thì cũng có không ít cư dân mạng cho rằng nếu việc tăng học phí giúp nâng cao chất lượng giáo dục cũng là điều nên làm. Bởi thực chất mức đóng học phí các trường công lập hiện nay không phải là quá cao. Vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo ngại đó là các khoản đóng góp ngoài học phí.

-Minh Phong Lê: Học phí không hề đắt, đắt ở đây là các khoản đóng góp, các khoản chi thêm, tăng phí không sai nhưng cần minh bạch và thống nhất các khoản "học phí khác" đi kèm.

-Hohalod: Học phí chỉ bằng 1 góc phụ thu khác, cắt bớt phụ thu thì tăng học phí gấp 3 lần phụ huynh vẫn cười

-Giabinhist: Gánh nặng với phụ huynh bây giờ chủ yếu là các khoản không phải là học phí.

An Khang: Tôi đồng ý tăng học phí để nâng cao chất lượng giáo dục. Tiền học phí tiểu học hiện nay là 155k/ tháng ở khu vực thành thị. Một lớp có khoảng 40 bạn thì thu được khoảng 6 triệu chắc chỉ đủ tiền trả tiền điện điều hòa cho lớp.

Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, người trực tiếp tham gia góp ý tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố về mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023 cho biết: Để biết con số chính xác người dân đồng ý tăng học phí, những người được hỏi phải là phụ huynh có con học tại cơ sở giáo dục công lập trên cả các vùng thành thị, nông thôn, miền núi. Ở đây, tổng số phiếu dù lớn nhưng lại khảo sát nhiều đối tượng, trong đó có cả cán bộ giáo viên thì sẽ dẫn tới số liệu không chính xác. Thực chất cơ quan khảo sát phải lấy tỉ lệ của phụ huynh, người chịu tác động trực tiếp mới chuẩn.

Đồng tình với phương án này nhiều phụ huynh cho rằng, các đơn vị chức năng cần tiến hành khảo sát rộng rãi hơn, khảo sát đúng đối tượng và có thể tiến hành khảo sát trực tuyến, sử dụng dịch vụ công và những tiện ích của căn cước công dân để tránh tình trạng khai tràn lan không chính xác.

Tuy nhiên vấn đề được nhiều cư dân mạng chia sẻ nhất hiện nay đó là là chất lượng giáo dục. Tiền học phí bỏ ra phải tương xứng với chất lượng giáo dục, học tập. Đồng thời nếu tăng học phí thì cần cắt giảm các khoản phụ thu khác. Phải tính toán làm sao để giảm mức tối đa gánh nặng lên vai người dân.

Tin mới nhất

Cuộc gặp mặt của những nhân chứng lịch sử Điện Biên

Cuộc gặp mặt của những nhân chứng lịch sử Điện Biên

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Trở về sau cuộc chiến, với những người lính từng được sống và chiến đấu trên mảnh đất Điện Biên 70 năm về trước, ký ức về một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên như mới ngày hôm qua. Cùng chung chiến hào, cùng chung kẻ địch, chiến thắng giữa mưa bom bão đạn, để giờ đây, gặp lại nhau khi đã tóc bạc da mồi, họ vẫn luôn tự hào là một chiến sĩ Điện Biên.

Bắt Giám đốc cùng 2 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng ở Phú Quốc

Bắt Giám đốc cùng 2 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng ở Phú Quốc

Pháp luật 20/04/2024

(ANTV) - Lập dự án “ma” để phân lô, bán nền ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ba đối tượng gồm Lê Minh Điệp (SN 1991), Đặng Văn Hùng (sinh năm 1981) và Đặng Văn Lĩnh (sinh năm 1985), đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Phú Quốc khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Sau một tuần kể từ khi xảy ra sự cố sạt lở trần hầm Bãi Gió trên tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), đến chiều ngày 19/4, hoạt động thi công khắc phục vẫn đang được triển khai tất bật bằng nhiều biện pháp kỹ thuật.

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Cách đây 70 năm, lớp lớp thanh niên đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hành quân ngày đêm vào mặt trận đánh đuổi thực dân Pháp, giành thắng lợi tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Đó là mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Những ngày tháng 4 này, ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng độc lập, tự do của các thế hệ cha ông đã trở thành những bài học lớn đối với tuổi trẻ CAND, tiếp nối mạch nguồn để dựng xây đất nước.

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Biến đổi khí hậu đang là những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực hay một quốc gia. Biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân khiến cho trái đất ngày càng nóng lên, thảm họa thiên tai cũng nhiều hơn, mạnh hơn, bất thường hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Muốn phát triển bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng có những giải pháp ứng phó trước thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Xem thêm