Thứ Sáu, 29/03/2024 13:42 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Văn hóa dạy và học online

(ANTV) - Nếu như đến trường trong điều kiện bình thường, học sinh phải tuân theo những chuẩn mực trong học tập và ứng xử. Cũng như thế, khi học online ngay tại nhà, học sinh cũng phải được hướng dẫn để hình thành văn hóa học tập. Và câu chuyện giao tiếp chưa đúng mực của thầy và trò trong các lớp học online những ngày qua đã phần nào cho thấy lỗ hổng trong việc quản trị lớp học trực tuyến của chúng ta. Đây cũng là chủ đề được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. 

Trong những ngày qua, nhiều vụ việc đều liên quan đến cách ứng xử của giảng viên khi giảng dạy online đã gây xôn xao dư luận. Đầu tiên là chuyện một giảng viên mỉa mai sinh viên xin nghỉ học do gia đình có chuyện buồn. Sau đó là một giảng viên khác đuổi sinh viên ra khỏi lớp học online khi em này xin thầy giảng lại lần nữa vì không nghe rõ. Vụ việc chưa kịp lắng xuống, cộng đồng mạng lại chia sẻ về một đoạn clip ghi lại tiếng giảng viên quát tháo và mắng sinh viên là óc trâu trong lớp học trực tuyến. Những sự việc này đã làm nảy sinh nhiều tranh cãi trái chiều từ phía dư luận xã hội, một số cư dân mạng không đồng ý với cách ứng xử của các thầy giáo.

Nhiều cộng đồng mạng bày tỏ: Cách hành xử của  giáo viên như vậy là rất phản cảm, thiếu chuẩn mực, xúc phạm đến sinh viên, chỉ một lời xin lỗi là không thể chấp nhận được.

Không ai đồng tình với việc giáo viên mắng mỏ, xúc phạm học trò, tuy nhiên theo nhiều quan điểm của cư dân mạng thì chúng ta cũng nên suy nghĩ tùy theo ngữ cảnh mà đánh giá thầy giáo trong từng trường hợp.

Câu chuyện các lớp học trực tuyến gần đây xuất hiện không ít hành vi không chuẩn mực của học sinh. Nhẹ thì không tập trung, xem phim, chơi game trong giờ học. Nặng hơn thì có những lời lẽ khiếm nhã với thầy cô hay những biểu hiện quậy phá trong lớp học online. Thậm chí có trường hợp người học còn lộ cả ảnh nóng, clip nóng trong khi vẫn đang bật camera.

Internet đang là phương tiện gần như bắt buộc của giáo dục trong dịch bệnh, nhưng tương tác và dùng nó như thế nào sẽ thể hiện chất lượng của từng hệ thống giáo dục. Chất lượng của giáo dục trực tuyến phụ thuộc vào cả thái độ và hành vi mà chúng ta mang tới lớp học. Chính vì vậy, trước khi tiếp nhận tri thức qua nền tảng mới, thầy và trò cần được trang bị và ý thức về văn hóa học trực tuyến.

Sự phát triển của thế giới ảo quá nhanh, việc tham gia vào phòng học ảo cũng quá vội vàng do bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam mà nhiều học sinh sinh viên và thầy cô chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức để bảo vệ bản thân, xây dựng văn hóa ứng xử trực tuyến và cả những kỹ năng cần thiết để tận dụng tối đa công nghệ trong hoạt động học tập và giảng dạy trực tuyến. Vì vậy cư dân mạng mong rằng, càng phải cần sự cố gắng từ hai phía, để tránh những sự cố không mong muốn.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm