Thứ Sáu, 29/03/2024 15:33 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Người kể chuyện Bác Hồ ở khu di tích Kim Liên

(ANTV) -Khu di tích Kim Liên ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là địa chỉ đỏ, điểm du lịch thu hút lượng lớn đồng bào trong nước và du khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tưởng niệm. Đã bao năm qua, chất giọng Nghệ ngọt ngào và sâu đậm, lúc ngân như hát, lúc nhẹ như thở, lúc nghẹn lại như khóc của những người thuyết minh, hướng dẫn viên nơi đây đã đi vào lòng du khách, tạo nên một ấn tượng rất đặc biệt ở khu di tích Kim Liên.

Ngày về làng Sen vào sổ họ cho con mình, ông Sắc đặt tên con là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành, mong muốn con mình thành đạt. Anh em Bác chỉ hơn nhau 2 tuổi học chung 1 lớp, họ coi nhau như đôi bạn, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn trên bộ phản này...

Ngay từ khi còn nhỏ, chị Thanh đã thường xuyên theo bố đến nơi làm việc ở khu di tích Kim Liên. Những câu chuyện về Bác Hồ và gia đình Bác đã in sâu vào tâm trí chị, nhen nhóm ước mơ trở thành một người thuyết minh, kể chuyện về Bác Hồ. Và khi trở thành sinh viên ngành Lịch sử, chị Thanh đã tự mình nghiên cứu về Bác, cũng như tích cực tham gia các phong trào văn nghệ hay cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ. Đó chính là những tiền đề khiến chị đam mê và gắn bó với công việc hiện nay.

Chị Nguyễn Kim Thanh, Cán bộ thuyết minh hướng dẫn, Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An chia sẻ: Trước hết phải có sự đam mê trong công việc của mình. Từ tình yêu nghề đó rồi những khả năng về kiến thức, cũng như khả năng diễn đạt, hay năng khiếu trong giọng nói và đặc biệt là phải có tinh thần tự học. Mỗi chúng tôi ngoài năng khiếu chất giọng đậm giọng Nghệ, thì chúng tôi còn phải cố gắng để học tập và rèn luyện giữ gìn giọng nói, cũng nên nói về làm sao cho tròn vành rõ chữ, cho diễn đạt được những cảm xúc. Mỗi khi mình thuyết minh mình là cầu nối giữa những kỷ vật đến với du khách, bởi vậy mà tình cảm là từ trong lòng chúng tôi, cho nên vì sao du khách thường bảo là khi nghe thuyết minh thì giống như là chạm vào tâm hồn của họ vậy.

Bình thường, khu di tích Kim Liên đón hơn 1,8 triệu lượt du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Tuy nhiên, cả khu di tích chỉ có 16 thuyết minh viên, phụ trách hướng dẫn 3 khu vực chính: Quê ngoại Bác ở làng Hoàng Trù, quê nội ở làng Kim Liên, khu mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở núi Chung và nhiều di tích khác gắn liền với tuổi thơ của Bác. Thời gian cao điểm, mỗi cán bộ thuyết minh đón hơn 25 đoàn khách một ngày.

Chị Bùi Bích Đảm, Trưởng phòng Tuyên truyền Giáo dục, Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An nói: Người thuyết minh hướng dẫn tiếp đón nhiều đoàn mỗi ngày, nếu mình không làm mới những bài thuyết minh, nếu mình không có những xúc cảm trong đó đó thì bài thuyết minh của mình sẽ không đưa đến cho khách những điều mới lạ. Khách đến với khu di tích Kim Liên không những một lần mà có những người đến 5- 6 lần, có khi 10 lần.

Mặc dù nắng nóng chờ đợi lâu, nhưng khách tham quan vẫn luôn luôn chờ đợi để được nghe những câu chuyện về Bác. Những tình cảm dành cho bác cũng như di tích Kim Liên đó của khách tham quan, đối với từng người hướng dẫn cũng là những động lực, động viên đối với mỗi cán bộ thuyết minh vượt lên những khó khăn của mình.

Mỗi ngày khu di tích Kim Liên đón hàng nghìn du khách đến từ nhiều vùng miền với quan điểm chính trị, trình độ văn hóa khác nhau. Vì thế bên cạnh việc tuyển chọn hướng dẫn viên ở đây hầu hết là người địa phương, có hiểu biết về lịch sử, văn hóa xứ Nghê%3ḅ và đặc biê%3ḅt là am tường về cuô%3ḅc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như người thân trong gia đình Bác, thì họ cũng đáp ứng những yêu cầu gắt gao về lý lịch chính trị, bản lĩnh chính trị, khả năng ứng xử nhanh, không được phép để xảy ra sai sót, dù là nhỏ nhất.

Ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An nói: Công tác thuyết minh chính là công tác tuyên truyền. Tuyên truyền đòi hỏi là phải phát huy được các giá trị gốc, giá trị thật để đưa đến cho nhân dân, đưa đến cho du khách những điều chân thực nhất, nhưng lại truyền cảm được giá trị của đó. Vì vậy  đòi hỏi các cán bộ thuyết minh phải am hiểu, phải là người tâm huyết, trách nhiệm và đồng thời là phải thường xuyên tự nâng cao trình độ của mình. Hiện nay thì cán bộ thuyết minh ở đây không những là thuyết minh truyền tải cho nhân dân trong nước mà còn du khách nước ngoài, nên ở đây cũng đã có thuyết minh bằng tiếng Anh, để du khách hiểu rõ hơn về các giá trị tại khu di tích Kim Liên này.

Dù mới làm công việc này, hay đã gắn bó nhiều năm, thì đối với mỗi cán bộ thuyết minh ở khu di tích Kim Liên, được gặp gỡ và kể chuyện cho hàng nghìn, hàng vạn đoàn khách tham quan khu di tích trong và ngoài nước không chỉ là công việc hàng ngày, mà đã trở thành một phần cuộc sống. Mỗi đoàn khách lại là một trải nghiệm đối với các chị. Những cái nhìn chăm chú, những giọt nước mắt chảy dài của du khách khi nghe chuyện về Bác, về gia đình Bác là động lực để các chị thêm yêu nghề, thêm cố gắng để truyền cảm xúc và tình yêu với Bác đến với mọi người.

Tin mới nhất

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm