Với mong muốn giới thiệu những tác phẩm âm nhạc lớn của thế giới, những tác phẩm đi cùng năm tháng của các nhạc sĩ Việt Nam, thông qua hình thức nghệ thuật hàn lâm, sự ra đời củaNhà Hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch Thành phố đã phần nào đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc ngày càng cao của nhân dân Thành phố, của khu vực và của khách du lịch đến thành phố trong suốt 21 năm qua.
Với sự quy tụ của hơn 200 nghệ sĩ biểu diễn, đặc biệt là sự góp mặt của dàn hợp xướng thiếu nhi, chương trình “Nước non ngàn dặm” đã giới thiệu đến công chúng hai tác phẩm nằm trong những tác phẩm có giá trị nhất trong chuỗi quá trình phát triển của nền âm nhạc và múa Việt Nam trong thời gian gần đây, điểm nhấn đặc biệt của chương trình là tổ khúc dân ca “Dòng chảy”, chuyển soạn âm điệu vô cùng phong phú của hơn 20 bài hát dân ca Việt Nam cho dàn nhạc giao hưởng, lĩnh xướng và dàn hợp xướng.
Hà Tĩnh: trên 8000 hiện vật đang bị xếp xó
Mỗi năm bảo tàng Hà Tĩnh bổ sung trên dưới 1.000 hiện vật và tư liệu, nhưng bổ sung rồi cũng lại bỏ không ở một góc nào đó của bảo tàng. Ngay đến những hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia cũng nằm chỏng chơ dọc lối đi.
Tại Bảo tàng Hà Tĩnh hiện đang có trên 8000 hiện vật và tư liệu. Tất cả được sắp xếp chung vào một nhà kho rộng chừng vài chục m2, cho dù đấy là hiện vật kim khí, đồ mộc, đồ gốm sứ hay lụa vải…Không có không gian riêng cho từng loại chất liệu, không có thiết bị bảo quản, không có phòng trưng bày giới thiệu, nhiều hiện vật đã bị hư hỏng bởi thời tiết và tác động từ ngoại cảnh.
Quá trình điền giã, khai quật, trục vớt hàng năm đã bổ sung những nguồn hiện vật đáng kể cho Bảo tàng Hà Tĩnh, thế nhưng bổ sung rồi lại phải xếp đâu đó trong những căn phòng ẩm thấp. Những giá trị lịch sử văn hóa tiếp tục bị khuất lấp. Hiện vật hư hỏng, giảm ngắn tuổi thọ trong sự bất lực của những người làm chuyên môn.