Thứ Sáu, 19/04/2024 18:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Tương lai bất định của người dân Liban sau vụ nổ

(ANTV) - Vụ nổ hơn 2.700 tấn hóa chất ở cảng Beirut của Liban đã khiến tình hình ở quốc gia vốn đang chìm trong một loạt khủng hoảng thêm rối ren, đẩy người dân vào tương lai bất định.  Vụ nổ tàn phá gần nửa thủ đô Beirut xảy ra đúng vào thời điểm Liban đang kiệt quệ, vỡ nợ và tình trạng đói nghèo gần bằng mức các nước thuộc thế giới thứ ba. Những người dân tại thủ đô Beirut vốn đã nghèo khó, nay lại càng khốn khổ hơn.

Vụ nổ cảng thảm khốc ở Beirut đã phá hủy gần như hoàn toàn ngôi nhà của chị Rita Faraj Oghlo, khiến gia đình chị bị không còn nơi nương tựa.

Chị Rita Faraj Oghlo, người dân Liban cho biết: Vụ nổ xảy ra đúng lúc chồng tôi đang ngồi đằng kia uống trà, Chồng tôi may mắn giữ được mạng sống trong vụ nổ khủng khiếp ấy.

Còn anh Adel Faraj Oghlo, người dân Liban cho bết thêm: Có ai đó đã giúp tôi. Chân tôi bị kẹt và chảy rất nhiều máu. Anh ấy đã tháo thắt lương để cầm máu cho tôi. Rồi có một nhân viên nhà hàng nào đó đã tháo tạp dề để buộc lại chỗ chân tôi bị thương. Cảnh tượng lúc đó thật hỗn độn, không ai biết phải làm gì. Nhiều người nhìn thấy tôi, nhưng có lẽ họ đều sốc và hoảng loạn. Tôi cũng nghĩ mình sẽ chết ở đây.”

Giống như nhiều người dân Liban khác, gia đình chị Oghlo đã phải chịu đựng nhiều đau khổ kể từ khi vụ nổ ngày 4/8 khiến hơn 180 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương xảy ra.

Những ngôi nhà và cơ sở kinh doanh đã bị san phẳng ở nơi vốn được coi là trung tâm thương mại của đất nước. Những người dân Beirut hiện đang phải chen chúc ở nhờ nhà của người thân, bởi căn nhà của họ đã bị cướp đi trong vụ nổ kinh hoàng đó. Bản thân họ cũng không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình ngày mai rồi sẽ ra sao. Chị Rita đã cùng các con là Chrity 2 tuổi, Saymen 8 tuổi, và chồng mình cũng phải chuyển tới nhà bố mẹ ở nhờ.

Chị Rita Faraj Oghlo chia sẻ: Cuộc sống của chúng tôi thực sự rất khó khăn. Nhà của tôi gần như bị phá hủy hoàn toàn, chúng tôi chẳng còn nơi an toàn để ở nữa. Chồng tôi thì bị thương, và tôi không biết sẽ phải xoay sở thế nào để chữa trị cho anh ấy. Không có cơ quan chính phủ nào hỗ trợ chúng tôi. Tôi thực sự không biết phải làm thế nào, làm thế nào để sống nữa.

Trước vụ nổ, Liban vốn đang trải qua quá nhiều vấn đề, quá nhiều cuộc khủng hoảng tồi tệ. 35% người Liban thất nghiệp và gần nửa dân số dưới ngưỡng nghèo đói. Nghèo đói lại dẫn tới tỉ lệ tội phạm gia tăng nhanh chóng. Thêm vào đó là đại dịch COVID-19 cũng đã lan rộng ở quốc gia này.

Anh Adel đã phải chật vật tìm kiếm việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Và giờ đây hi vọng có được việc làm với anh gần như đã bị dập tắt. Bác sĩ cho biết nhiều khả năng, một chân của anh sẽ phải cắt bỏ do vết thương quá nặng.

Anh Adel Faraj Oghlo cho biết: Thuốc kháng sinh bây giờ không còn tác dụng nữa. Tôi đang phải sống cùng nỗi đau. Thực sự tôi rất đau đớn. Thi thoảng tôi còn nói với cái chân mình, làm ơn hãy dừng đau lại, cho tôi vài phút nghỉ ngơi được không. Tôi trước đây thì làm tự do, còn vợ tôi thì làm móng, chúng tôi đều không có bảo hiểm y tế. Hiện giờ thì chúng tôi chẳng thế kiếm được việc gì nữa. Người dân Liban nào cũng đều khốn khổ như chúng tôi cả.”

Người cha quá cố của anh Adel cũng từng bị thương trong cuộc nội chiến đã tàn phá Liban năm 1975-1990. Cuộc chiến năm ấy đã lấy mất của ông một chân và một tay. Anh luôn tự nhủ, mình sẽ học theo cha, học cách chung sống với nỗi đau và mất mát.

Anh Adel bày tỏ: Tôi lớn lên cùng với hình ảnh cha tôi bị cắt cụt chân và bị thương ở cánh tay. Và giờ tôi cũng giống như vậy. Tôi từng là người duy nhất chăm sóc cho ông, tôi như chân, như tay của ông. Tôi biết sẽ phải làm gì để vượt qua nỗi đau này. Tôi sẽ học như cha mình.

Cũng như những người dân Liban khác, anh Adel cho rằng nguyên nhân vụ nổ là do sự tắc trách của chính phủ. Đó cũng là lý do châm ngòi cho cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ chống lại chính phủ cầm quyền.

Trước sức ép của người dân, chính phủ Liban cam kết điều tra đến cùng vụ nổ, nhưng giờ đây điều người dân quan tâm có lẽ không phải là nguyên nhân vụ việc, mà là sự sống của họ trong những ngày sau này.

Chị Rita Faraj Oghlo chia sẻ: Tôi không biết sẽ sống ra sao nếu không có chồng tôi. Tôi nghĩ rằng mình và các con sẽ không thể tiếp tục cuộc sống này mà không có anh ầy./.

Tin mới nhất

Khởi tố Lê Tùng Vân trong vụ Tịnh thất Bồng Lai tội loạn luân

Khởi tố Lê Tùng Vân trong vụ Tịnh thất Bồng Lai tội loạn luân

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Sáng nay 19-4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân (92 tuổi, trú ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về tội loạn luân. Bị can Lê Tùng Vân được tại ngoại vì lý do sức khỏe.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Qua gần 6 tháng lập án và theo dõi, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã đấu tranh thành công, triệt phá đường dây buôn bán vận chuyển thuốc nổ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.

Rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về những hệ lụy từ lao động xuất cảnh trái phép, nhưng vẫn có nhiều người dân tin theo lời quảng cáo trên các mạng xã hội để tìm mọi cách xuất cảnh trái phép ra nước ngoài làm thuê với mong muốn tìm được công việc có thu nhập cao hoặc thực hiện mục đích khác. Tuy nhiên, đa phần trong số họ lại có kết cục giống nhau là đều bị lừa đảo, phải lao động bất hợp pháp cho các chủ nước ngoài. Ghi nhận tại tỉnh Yên Bái.

Những "đứa con đẻ" của tổ chức khủng bố Việt Tân

Những "đứa con đẻ" của tổ chức khủng bố Việt Tân

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Kể từ khi thành lập, Việt Tân được coi là 1 tổ chức khét tiếng có nhiều hoạt động phá hoại chống Đảng, Nhà nước với phương thức hoạt động hết sức manh động, liều lĩnh; chủ trương tiến hành bạo động có vũ trang đánh bom, ám sát... Việt Tân đã được Bộ Công an đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Trồng cây bụi giúp cải thiện đời sống người dân Nepal

Trồng cây bụi giúp cải thiện đời sống người dân Nepal

Thế giới 19/04/2024

(ANTV) - Nguồn cung mitsumata, loại giấy truyền thống dùng để in tiền yen của Nhật Bản, đang cạn kiệt. Bột giấy làm ra nó được khai thác từ các loại cây thuộc họ Thymelaeaceae, mọc ở vùng cao, với lượng nắng vừa phải và ráo nước. Nhưng dân số nông thôn giảm và biến đổi khí hậu đang khiến nông dân Nhật Bản phải từ bỏ những mảnh đất trồng cây này.

Tin tức ANTT nổi bật 24h qua

Tin tức ANTT nổi bật 24h qua

Điểm tin 19/04/2024

(ANTV) - Đà Nẵng: Triệt phá đường dây mua bán ma tuý số lượng lớn; Bắt đối tượng thứ ba trong vụ cướp tiệm vàng ở Bình Dương; Bắt 2 đối tượng lừa đảo bằng hình thức lừa chuyển khoản để lấy tiền mặt; Triệt phá đường dây sản xuất viên uống chống đột quỵ giả, trị giá 50 tỷ đồng; Đồng Nai: Khởi tố đối tượng trộm cắp tài sản...là một số tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Nghĩa tình trong hạn mặn

Nghĩa tình trong hạn mặn

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Những ngày qua, nắng hạn diễn đã xảy ra trên diện rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Lúc này nước ngọt trở thành thứ quý giá nhất đối với người dân nơi đây. Trước thực trạng trên, Công an các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã ra quân, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn.

Xem thêm