Thứ Bảy, 20/04/2024 07:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

(ANTV) - Không thể phủ nhận rằng những tháng qua tình hình ở Biển Đông lại tăng nhiệt. Trung Quốc đã và đang tiến hành các cuộc tập trận đơn phương cùng những hành động gây xói mòn lòng tin, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Mới đây nhất, sự việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8, được hộ tống bởi các tàu hải cảnh và máy bay quân sự, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn cho thấy nhiều toan tính của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là bước đi mới nhất nhằm áp đặt yêu sách “đường 9 đoạn” bất hợp pháp, chiếm đến 80% diện tích ở Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc cũng đã chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, liên tục bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo, hay ngang nhiên tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá ở khu vực…

Tất cả với mục đích biến 1 khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002 mà Trung Quốc là 1 bên ký kết, cũng như đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý biển và hải đảo thì: “Trung Quốc từ xưa đã có mưu đồ chiếm trọn biển Đông. Họ sử dụng biện pháp đầu tiên là “tằm ăn lá dâu”, gặm nhấm từng chút một, ngoài ra là chiến thuật “cây bắp cải” và “vùng xám” sử dụng rất nhiều lực lượng để quấy nhiễu, gây sức ép, buộc các nước khác phải chấp nhận yêu sách của mình. Trung Quốc cũng đề xuất trong COC là tất cả các nước trong khu vực khi khai thác tài nguyên biển thì phải hợp tác với các nước trong khu vực, nghĩa là phải hợp tác với Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc muốn loại tất cả các nước khác ra khỏi tranh chấp ở biển Đông và 1 mình quyết định tất cả. Đó là mưu đồ sâu xa và rất nguy hiểm của Trung Quốc.”

Ông Evan Laksmana, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), Indonesia cho rằng: “Trung Quốc có mục tiêu xuyên suốt là vượt qua Mỹ trở thành cường quốc số 1 toàn cầu, và do đó cần trở thành 1 cường quốc biển, giành thế thượng phong ở biển Đông và biển Hoa Đông. Việc hiện thực hóa cái gọi là “đường 9 đoạn” sẽ giúp Trung Quốc đạt các mục tiêu chiến lược này. Còn trong ngắn hạn, Bắc Kinh đang áp dụng “áp lực tối đa” với các bên trong ASEAN cùng có tranh chấp, nhắm đến việc ép các nước chấp nhận các điều khoản theo ý mình trong Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”

Dù vậy, những lập luận của Trung Quốc khi đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng biển phía Nam biển Đông hoàn toàn trái ngược với những quy định của Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), và đặc biệt đã bị phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016 bác bỏ. Khu vực này được xác định thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi lại nằm cách xa lục địa Trung Quốc tới trên 600 hải lý. Việc Việt Nam đã và đang thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ DK tại đây hoàn toàn phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo UNCLOS.

Ông Paul Reichler, Trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc cho biết: “Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016 đã nêu rõ không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong cái gọi là “đường 9 đoạn”, và tất cả các cấu trúc nổi tại Trường Sa đều là “đảo đá” về mặt pháp lý, không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Do đó, Trung Quốc không thể biện minh rằng đây là vùng biển tranh chấp.”

Không ít chuyên gia quốc tế cũng đánh giá, việc Trung Quốc khăng khăng khẳng định “có chủ quyền” với những khu vực tàu khảo sát Hải Dương 8 triển khai ở Biển Đông là sự ngụy biện nguy hiểm đối với hòa bình và ổn định của khu vực.

Ông Gregory Poling, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng: “Cũng giống như việc quấy nhiễu các hoạt động của Malaysia hồi tháng 5 và của Repsol (Tây Ban Nha) ngoài khơi Việt Nam năm 2017 và 2018, Trung Quốc muốn thể hiện rằng họ phản đối tất cả các hoạt động khai thác dầu khí nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn”. Việc khảo sát của tàu Hải Dương 8 cho thấy sự ngụy biện của Bắc Kinh: họ phản đối công việc của các nước khác ngay trên chính vùng nước của các quốc gia này, nhưng lại tự cho mình quyền thoải mái khai thác ở bất kỳ nơi nào họ muốn.”

Hiện chính phủ nhiều nước đã công khai phản đối các hành động của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ quyền lợi biển chính đáng của Việt Nam. Sự ủng hộ mạnh mẽ này sẽ tạo lợi thế chiến lược cho Việt Nam trong các bước đấu tranh sắp tới, trong đó có thể tính đến đấu tranh pháp lý. Còn Trung Quốc cũng cần phải hiểu rằng, hành động đơn phương sẽ chỉ khiến họ bị cô lập hơn nữa trên trường quốc tế trong vấn đề Biển Đông./.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm