Thứ Bảy, 20/04/2024 21:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Những sự kiện quốc tế nổi bật năm 2019

(ANTV) - Năm 2019 đang dần khép lại với nhiều biến động trên phạm vi toàn cầu.. Trong năm qua, thế giới đã tràn đầy kỳ vọng với cuộc gặp Trump - Kim lần hai nhưng rồi thất vọng, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, và xung đột Trung Đông vẫn âm ỉ, cùng với đó là những diễn biến đáng lo ngại của khí hậu.

Quan hệ Mỹ - Triều vẫn tồn tại nhiều căng thẳng

Năm 2019 bắt đầu với một hy vọng rằng nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên sẽ được chặn đứng và hòa bình sẽ lặp lại trên bán đảo Triều Tiên. 8 tháng sau những cam kết chung chung tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội ngày 26 và 27/2. Cuộc gặp được kỳ vọng tạo đột phá, ra tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên và có bước đi thực chất hướng tới phi hạt nhân. Tuy nhiên, sự kiện này đã kết thúc mà không đạt tiến triển.

Cuộc gặp tại biên giới liên Triều hồi tháng 6 không lâu sau đó nhen nhóm hy vọng hai bên xích lại gần nhau cũng không thành công.

Gần đây, Triều Tiên thử nhiều vũ khí, bao gồm các vụ thử tại cơ sở tên lửa Sohae, và nhiều lần chỉ trích Tổng thống Trump, làm dấy lên lo ngại hai bên có thể quay trở lại thời kỳ căng thẳng.

Chính trường Mỹ dậy sóng: Tổng thống Mỹ bị luận tội

Năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt với thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ, trở thành tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm với cáo buộc lạm quyền và cản trở quốc hội.

Tổng thống Trump bị cáo buộc đã lạm quyền để ép buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden nhằm đạt lợi ích chính trị cá nhân trong cuộc bầu cử 2020.

Nếu Thượng viện Mỹ thông qua các cáo buộc, ông Trump sẽ phải rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, viễn cảnh này khó xảy ra bởi Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Dù vậy sự việc này một lần nữa cho thấy những chia rẽ sâu sắc và phức tạp trong chính trường Mỹ.

Những bất ổn tiếp diễn tại khu vực Trung Đông

Năm 2019, bức tranh toàn cảnh Trung Đông tiếp tục bị phủ bóng bởi những mảng tối u ám của xung đột, bạo lực và khủng hoảng.

Tại Syria, tình hình xung đột, bạo lực, chia rẽ sắc tộc và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước, vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Sau chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” do Thổ Nhỹ Kỳ phát động vào miền Bắc Syria ngày 9/10 và kéo dài trong hai tuần, cục diện chính trị tại Syria đã thay đổi đáng kể. Mỹ đánh mất vị thế, trong khi Nga gia tăng đáng kể ảnh hưởng, còn Thổ Nhỹ Kỳ và Syria đã tiến thêm một bước lớn trong các toan tính của mình. Tuy nhiên, điều dư luận mong đợi nhất là hòa bình và sự ổn định cho người dân Syria, thì vẫn chưa được thiết lập.

Một mảng màu u tối khác không thể không kể đến là cuộc xung đột đã kéo dài dai dẳng nhiều thập kỷ qua giữa Palestine và Israel. Việc chính quyền Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ về đây; tuyên bố ủng hộ quyền của Israel trong vấn đề xây dựng các khu định cư Do Thái trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine, đã khiến cho căng thẳng tại các vùng đất Palestine tăng cao trong suốt cả năm qua.

Bên cạnh đó căng thẳng ở eo Hormuz đã phản ánh cuộc đối đầu địa chiến lược khốc liệt tại Vùng Vịnh giữa các thế lực quốc tế và khu vực.

Cuộc chiến chống khủng bố đạt nhiều bước tiến

May mắn là, trong bức tranh tổng thể của khu vực Trung Đông năm qua, xen giữa những mảng màu tối u ám, còn có những điểm sáng le lói, dù ít ỏi. Cuộc chiến chống Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã thu được thêm nhiều thành quả ở cả Syria và Iraq. Địa bàn hoạt động của IS ngày càng bị co hẹp và thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Tây Bắc Syria hôm 26/10.

Tuy nhiên, IS ngay sau đó đã công bố thủ lĩnh mới là Abi Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi, đồng thời đe dọa sẽ trả thù nước Mỹ.

Có thể thấy việc Al-Baghdadi bị tiêu diệt chưa làm chấm dứt sự tồn tại của IS cùng hệ tư tưởng của tổ chức khủng bố này và cuộc chiến chống khủng bố vẫn còn ở phía trước, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia trên thế giới.

Chặng đường dài chưa có hồi kết của Brexit

Năm 2019, chủ đề “Brexit” nhiều lần chiếm trọn trang nhất của báo chí khu vực và thế giới. Hạ viện Anh đã 3 lần bác bỏ thỏa thuận Brexit, khiến Thủ tướng Theresa May phải từ chức. Tân Thủ tướng Johnson buộc phải đề nghị EU lùi thời hạn Brexit đến ngày 31/1/2020 và tổ chức cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn vào ngày 12/12 nhằm tránh một kịch bản Brexit không thỏa thuận.

Sau rất nhiều bế tắc, câu chuyện Brexit cuối cùng đã ngã ngũ với chiến thắng của đảng bảo thủ hôm 12/12 vừa qua. Với chiến này, kế hoạch Brexit của thủ tướng Boris Johnson gần như chắc chắn sẽ thành hiện thực nhưng phải chờ đến cuối tháng 1/2020.

Một năm nhiều sóng gió của các nước Mỹ Latin

Khu vực Mỹ Latinh vừa trải qua một năm với rất nhiều biến động, tạo ra những thách thức lớn về chính trị, kinh tế và xã hội đối với nhiều nước, cho dù là do chính phủ cánh tả hay cánh hữu cầm quyền.

Một điểm đáng chú ý khác ở Mỹ Latinh trong năm 2019 là các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt bùng nổ tại Venezuela, Chile, Ecuador và Colombia.

Lý do của tình trạng bất ổn định này đều có nguồn gốc từ những vấn đề chung nhất mà từ những nước giàu có như Chile, Argentina cho đến những nước nhỏ, nghèo như Haiti gặp phải.

Đó là những khó khăn về kinh tế, bất bình đẳng xã hội và sự mất lòng tin về chính trị.

Tình hình khu vực Mỹ Latinh trong thời gian tới được dự đoán vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn khó lường khi những nguyên nhân cơ bản vẫn chưa được giải quyết tận gốc.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết

Năm 2019, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bước sang năm thứ hai với những diễn biến gia tăng căng thẳng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu suy thoái.

Căng thẳng tăng nhiệt từ tháng 5, khi Tổng thống Donald Trump nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc với cáo buộc Bắc Kinh phá bỏ thỏa thuận đã cam kết. Sau các lần áp thuế, giá trị hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc áp lên nhau lần lượt là 550 tỷ USD và 185 tỷ USD.

Mỹ - Trung ngày 13/12 tuyên bố đạt được thỏa thuận giai đoạn một. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán chiến tranh thương mại có thể kéo dài tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, do hai bên còn nhiều nghi kỵ.

Cuộc đối đầu của hai cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ xoay quanh vấn đề công bằng thương mại mà còn là cạnh tranh địa chính trị.

Thế giới hành động trước biến đổi khí hậu

Năm nay, lần đầu tiên, 11.000 nhà khoa học đến từ hơn 150 quốc gia đã cùng đưa ra cảnh báo: Trái đất đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu với rất nhiều kỷ lục đáng buồn được thiết lập.

Thế giới trải tháng 6 nóng nhất trong vòng 140 năm, vụ cháy rừng Amazon nghiêm trọng tàn phá “lá phổi xanh” của Trái Đất. Ô nhiễm rác thải nhựa trở nên báo động với 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương mỗi năm, khiến 1,5 triệu động vật biển chết vì ngộ độc. Làn sóng biểu tình đòi các chính phủ có giải pháp kiên quyết chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường mạnh mẽ và lan rộng. Tuy nhiên, các bên tham gia hội nghị COP 25 ở Tây Ban Nha vẫn không nhất trí được lộ trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong khi Mỹ đã chính thức rút khỏi thỏa thuận này.

Tin mới nhất

 Lan tỏa văn hóa đọc sách

Lan tỏa văn hóa đọc sách

Văn hóa 20/04/2024

(ANTV) - Để chấn hưng văn hóa đọc, ngày 21/4 hằng năm được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Trong những ngày qua, rất nhiều hoạt động hưởng ứng đã được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa văn hóa đọc sách hiện nay.

Lễ hội hoa Tulip Taean 2024 ở Hàn Quốc

Lễ hội hoa Tulip Taean 2024 ở Hàn Quốc

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Từ nay cho đến ngày 07/5, tại huyện Tea-ần, tỉnh Chung-chê-ong-nam, Hàn Quốc - nơi diễn ra lễ hội hoa Tulip Tae-an 2024 đầy màu sắc - lần thứ 13. Lễ hội năm nay mang chủ đề “Chim công” sẽ giới thiệu vẻ đẹp rực rỡ của hơn 2,6 triệu cây hoa tulip.

Người nước ngoài đến Trung Quốc tăng mạnh

Người nước ngoài đến Trung Quốc tăng mạnh

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Số lượng người nước ngoài đến Trung Quốc trong quý I/2024 đã tăng mạnh, đạt hơn 141 triệu lượt, tăng 117% so với cùng kỳ năm trước đó. Dữ liệu do Cục Quản lý nhập cư quốc gia Trung Quốc (NIA) công bố hôm 18/4.

Trung Quốc chuẩn bị cho lễ hội diều lớn nhất thế giới

Trung Quốc chuẩn bị cho lễ hội diều lớn nhất thế giới

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Những lễ hội truyền thống cũng là một trong những yếu tố giúp thu hút khách du lịch đến với Trung Quốc. Một trong những sự kiện văn hóa thường niên đó là Lễ hội diều lớn nhất thế giới, sẽ diễn ra tại Thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong ngày hôm nay 20.4

Bất cập từ đề xuất phân luồng phương tiện qua tuyến Cam Lộ - La Sơn

Bất cập từ đề xuất phân luồng phương tiện qua tuyến Cam Lộ - La Sơn

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Thời gian qua, tuyến cao tốc Cam lộ - La Sơn đưa vào vận hành trên tuyến này đã bộc lộ nhiều bất cập và xảy ra nhiều vụ TNGT. Và để tiếp tục hạn chế, giảm thiểu tai nạn trên tuyến cao tốc này, từ ngày 4/4 vừa qua, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức phân luồng, hạn chế xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm và xe ô tô từ 6 trục trở lên lưu thông trên tuyến cao tốc này.

Kiểm soát an toàn cháy nổ dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kiểm soát an toàn cháy nổ dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Để đảm bảo công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các hoạt động phục vụ Năm du lịch Quốc gia và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Điện Biên đã đồng loạt kiểm tra an toàn, hướng dẫn các điểm diễn ra sự kiện và cơ sở kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao nhằm duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC.

Trộm cắp xe ô tô lên mạng xã hội bán

Trộm cắp xe ô tô lên mạng xã hội bán

Pháp luật 20/04/2024

(ANTV) - Với hành vi trộm cắp tài sản, Phạm Xuân Quang Quốc Ý, trú thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bị Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng.

Xem thêm