Thứ Ba, 19/03/2024 16:39 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Hội nghị COP27 và thách thức về tài chính khí hậu

(ANTV) - Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6/11 tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, đã phải kéo dài thời gian thảo luận thêm 1 ngày nhằm thống nhất những nội dung quan trọng của một thỏa thuận cuối cùng, trong đó có nội dung về quỹ bồi thường cho những nước nghèo chịu tác động của biến đổi khí hậu. Sau 2 tuần Hội nghị, các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon đã tiếp tục được đưa ra, nhiều sáng kiến cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng được khởi động.

Sau 2 tuần Hội nghị, các bên tham gia COP27 đã đạt được 1 số tiến bộ đáng chú ý:

- Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm V20 gồm 58 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu chính thức khởi động sáng kiến “Lá chắn toàn cầu”, hoạt động như một quỹ bảo hiểm, cung cấp hỗ trợ nhanh chóng cho những vùng bị tác động bởi bão lũ, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Hiện quỹ đã huy động được hơn 200 triệu USD, chủ yếu đến từ tài trợ của Đức, Canada, Đan Mạch hay Ireland.

- Hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu, cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, tăng khoảng 50 quốc gia so với thời điểm sáng kiến được công bố tại COP26.

Cùng với đó là 1 loạt cam kết trong nỗ lực của các nước nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải: Pháp và Tây Ban Nha cam kết ngừng bán các loại phương tiện chạy bằng xăng từ năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó, Mỹ cũng đặt mục tiêu chỉ bán và sản xuất ô tô hạng nặng không phát thải vào năm 2040.

Để hiểu rõ hơn về những nội dung của Hội nghị cùng những thách thức còn đó trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cùng đến với cuộc trao đổi với Nhà báo Nguyễn Đại Phượng – Chuyên gia bình luận quốc tế.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những tiến bộ đạt được trong vấn đề chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị vừa qua?

Nhà báo Nguyễn Đại Phượng, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Tôi cho rằng các kết quả đạt được đến nay tiến bộ hơn khá nhiều so với COP26 tổ chức ở Glasgow. Cụ thể là số lượng các quốc gia tham gia cam kết đạt mức cao nhất về không sử dụng than, giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 số lượng đã tăng lên rất nhiều... Thứ hai là các quốc gia đều tán thành rằng cần phải lập ra 1 quỹ bồi thường các “tổn thất và thiệt hại” do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên thành lập quỹ này như thế nào, cơ chế để hoạt động ra sao, sử dụng cơ chế của các tổ chức tài chính hiện có hay lập 1 quỹ riêng hiện vẫn cần bàn thảo rất gay gắt.”

Thưa ông, rõ ràng là việc đóng góp tài chính như thế nào, đóng góp bao nhiêu, mức độ đóng góp giữa các nước ra sao vẫn đang gây nhiều bất đồng, khiến các quốc gia chưa thể đi đến 1 thỏa thuận cụ thể, có tính ràng buộc trong Hội nghị vừa qua. Vậy theo ông vấn đề này nên được tiếp cận ra sao?

Nhà báo Nguyễn Đại Phượng, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Tôi cho rằng các tổ chức tài chính quốc tế đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cũng như các nền kinh tế công nghiệp phát triển như G7 hay các quốc gia giàu có khác... có 1 vai trò lớn, cần phải đóng góp để hỗ trợ cho các nước nghèo. Thế nhưng, hỗ trợ như thế nào chính là vấn đề bế tắc chưa tháo gỡ được.

Thời gian gần đây có 1 mô hình, 1 cách tiếp cận rất thực tế mà theo tôi cần nghiên cứu, triển khai và mở rộng thêm. Đó là mô hình tại Hội nghị G20 ở Indonesia vừa qua, khi các nước giàu cam kết 1 gói viện trợ 20 tỷ USD để giúp Indonesia chuyển đổi từ phát điện bằng năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh, Indonesia phải chấm dứt hoàn toàn tiêu thụ than đá và giảm dần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và đạt được mục tiêu chung mà thế giới hướng tới là đến năm 2050 phải đưa phát thải về bằng 0.”

Tài chính cũng là 1 thách thức mà Việt Nam đang nỗ lực vượt qua trong quá trình thực hiện các cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải và mục tiêu trung hòa carbon. Ông đánh giá như thế nào về các kế hoạch và biện pháp mà Việt Nam đã và đang triển khai để thực hiện các cam kết của mình, cũng như hướng đi trong thời gian tới?

Nhà báo Nguyễn Đại Phượng, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Việt Nam là 1 trong số ít các quốc gia chịu tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu nhưng lại rất tích cực tham gia vào công cuộc chống biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị COP26 ở Glasgow, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ khiến cả thế giới ngạc nhiên, rằng Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng 0. Sau Hội nghị này, Chính phủ Việt Nam đã triển khai rất quyết liệt, thành lập Ban Chỉ đạo, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, thông qua hàng loạt các chính sách để hỗ trợ nhằm biến cam kết tại COP26 thành hiện thực.

Có thể thấy quyết tâm của Chính phủ Việt Nam rất cao và đặc biệt là sự đồng lòng của người dân Việt Nam. Bởi chúng ta biết rằng nếu biến đổi khí hậu không được kiềm chế vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ Trái đất tăng hơn 1,5 độ C, Việt Nam sẽ mất khoảng 40% diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, hơn 11% diện tích canh tác ở các tỉnh miền Trung và 10% diện tích trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ... Hơn ai hết, người dân Việt Nam thấu hiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu. Do đó không chỉ chính phủ mà người dân Việt Nam đều hưởng ứng rất quyết liệt. Tôi cho rằng cách Việt Nam đang đi là rất đúng hướng.”

Vâng, cảm ơn Nhà báo Nguyễn Đại Phượng – Chuyên gia bình luận quốc tế về những phân tích, nhận định vừa rồi.

Theo báo cáo được công bố tại COP27, chúng ta sẽ cần hàng nghìn tỷ USD mỗi năm để thực hiện quá trình chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nước đang phát triển cũng đang tự phân bổ ngân sách của mình cho cuộc chiến này, nhưng để kịp thời đạt được những mục tiêu chung về khí hậu, thế giới cần 1 cơ chế huy động tài chính công bằng và phù hợp. Chắc chắn vấn đề này sẽ còn tiếp tục được tranh luận tại Hội nghị COP tiếp theo tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào năm sau.

Tin mới nhất

Căng thẳng leo thang giữa Afghanistan và Pakistan

Căng thẳng leo thang giữa Afghanistan và Pakistan

Thế giới 19/03/2024

(ANTV) - Chính quyền Taliban tại Afghanistan ngày 18/3 tuyên bố, đã bắn vũ khí hạng nặng nhằm vào các lực lượng Pakistan ở khu vực dọc theo biên giới 2 nước, nhằm đáp trả việc Pakistan trước đó cùng ngày tiến hành 2 cuộc không kích nhằm vào các vị trí bên trong lãnh thổ Afghanistan.

Chính sách mới về đất đai có làm hạ nhiệt giá nhà chung cư?

Chính sách mới về đất đai có làm hạ nhiệt giá nhà chung cư?

Kinh tế 19/03/2024

(ANTV) - Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS cho địa phương, doanh nghiệp sau khi Luật Đất đai sửa đổi, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi được ban hành.

Những tin tức nổi bật 24h qua

Những tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin 19/03/2024

(ANTV) - Bắt 2 đối tượng giả danh cảnh sát Interpol đe dọa cưỡng đoạt tài sản; Hậu Giang: Phá chuyên án làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả; Đà Nẵng: Bắt quả tang đối tượng mua bán trái phép chất ma túy; Quảng Ngãi: Tài xế chở đường lậu bị phạt gần 500 triệu đồng; 75 người vẫn phải nằm viện điều trị sau khi ăn cơm gà Trâm Anh - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Khu rừng thực phẩm sạch giữa sa mạc ở Mexico

Khu rừng thực phẩm sạch giữa sa mạc ở Mexico

Thế giới 19/03/2024

(ANTV) - Bán đảo Bakha California ở miền Bắc Mexico nằm trong khu vực có khí hậu sa mạc khô hạn. Tại một cộng đồng dân cư nhỏ trong vùng, một khu rừng đã được trồng từ nhiều loài cây, đang cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào và sạch cho người dân nơi đây.

Người bạn AI của bệnh nhân mất trí nhớ

Người bạn AI của bệnh nhân mất trí nhớ

Thế giới 19/03/2024

(ANTV) - Theo dữ liệu từ Liên Hợp Quốc, khoảng 13,5% dân số thế giới đạt ít nhất 60 tuổi vào năm 2020 và theo một số ước tính, con số đó tăng lên gần 22% vào năm 2050. Tuổi cao có thể gây ra những khó khăn về nhận thức và thể chất, và ngày càng có nhiều người cao tuổi cần được hỗ trợ để giải quyết những thách thức đó.

Đề nghị mức án với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Đề nghị mức án với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Pháp luật 19/03/2024

(ANTV) - Trong ngày hôm nay, TAND TP.HCM xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 85 bị cáo khác xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan tiếp tục với phần luận tội của đại diện VKS.

Bắt quả tang đối tượng mua bán ma túy

Bắt quả tang đối tượng mua bán ma túy

Pháp luật 19/03/2024

(ANTV) - Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang tạm giữ hình sự Vũ Văn Xuyên, quê tỉnh Bình Dương để điều tra làm rõ hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Bố con chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Bố con chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Pháp luật 19/03/2024

(ANTV) - Sáng nay 19/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và con trai Đỗ Hoàng Việt cùng 13 đồng phạm cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm