Đội trưởng đội cứu hỏa của bang Arizona, Mỹ, Kevin Goodman, nói rằng công ty của anh: Escape Armor được lập nên vì một lý do để ngăn chặn sự mất mát của dù chỉ một đứa trẻ do súng đạn.
Anh Goodman, Giám đốc điều hành của công ty thiết kế áo chống đạn Escape Armor - người cha của bốn đứa con, đã thiết kế một chiếc áo chống đạn dễ dàng nhét vào ba lô đi học, để bọn trẻ có thể mang theo bên mình mọi lúc.
Anh Goodman, Giám đốc điều hành công ty thiết kế áo chống đạn Escape Armor cho biết:"Chúng tôi bắn vào hình nộm mặc áo chống đạn bằng súng trường 9 ly, súng ngắn 9 ly và súng ngắn 45 ly. Bây giờ hãy kéo tấm chống đạn này ra khỏi áo. Khi tôi vừa lấy nó ra, những viên đạn đều rơi ra, tức là tấm chống đạn không hề bị găm đạn, nó hơi biến dạng một chút nhưng đây là do tôi đã bắn khoảng 10 viên đạn vào nó".
Công ty Escape Armor của anh Goodman cung cấp hai sản phẩm khác nhau, một chiếc áo bảo vệ có thể gấp lại với ba kích cỡ và một tấm chắn độc lập giúp chống đạn cho bất kỳ chiếc ba lô nào.
Anh Goodman cho biết, sẽ cố gắng cải tiến áo không ngừng để tiện lợi và tăng hiệu quả bảo vệ.
Cuộc cách mạng xanh của ngành hàng không thế giới
Kể từ khi chiếc máy bay đầu tiên được phát minh và thử nghiệm thành công vào năm 1903, loại phương tiện này đã thay đổi thế giới. Thật không ngoa khi nói rằng, máy bay là một trong những trụ cột tạo nên thế giới hiện đại như ngày hôm nay. Nhưng chính trụ cột này cũng đang là một trong nhưng yếu tố phá hủy thế giới, bởi sự ô nhiễm mà nó gây ra.
Chính vì vậy, giờ đây, các phương tiện bay sử dụng điện, pin nhiên liệu hydrogen hay được làm bằng vật liệu tổng hợp công nghệ cao có tính năng bền, nhẹ... là xu hướng mới nhất khi chế tạo máy bay thương mại. Sự thay đổi này là tất yếu, phù hợp với cuộc cách mạng vì môi trường đang diễn ra trong lĩnh vực giao thông toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh ngành hàng không thế giới liên tiếp hứng chịu những đòn giáng kinh tế từ đại dịch COVID-19 cũng như sự gia tăng phi mã của giá nhiên liệu.
Uber thử nghiệm robot giao hàng tự động
Hãng taxi công nghệ Uber mới đây đã thử nghiệm dịch vụ giao hàng đồ ăn bằng robot tại bang California, Mỹ. Robot giao hàng là sản phẩm của Serve Robotics, một công ty công nghệ đã được Uber mua lại vào năm 2020.
Các robot này về cơ bản giống như một chiếc ô tô tự lái, được trang bị các camera, bộ cảm biến, công nghệ GPS song được thiết kế nhỏ hơn. Chúng cũng được đặt tên giống người và có khả năng tự tránh các chướng ngại vật trên đường đi. Các đơn sẽ được đặt hàng qua ứng dụng Uber Eats, sau đó, các thuật toán sẽ phân tích, lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp nhất.
Hiện tại, dù robot vẫn hoạt động hoàn toàn tự động song vẫn chịu sự theo dõi từ một đội quản lý kỹ thuật để đảm bảo an toàn.