Thứ Sáu, 29/03/2024 14:08 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Ai Cập lao đao đối phó với tình trạng xói mòn đất nông nghiệp

(ANTV) - Khi mà Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, để tìm giải pháp giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu tới các quốc gia, chính Ai Cập cũng phải nhìn nhận một thực tế: quốc gia Bắc Phi này đang chịu tổn thương do mực nước biển dâng lên với rủi ro đối với nông nghiệp và nước uống do ngập lụt, xói mòn và xâm nhập mặn. Tình trạng này đang đẩy các hộ nông dân Ai Cập vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai lựa chọn: cứu đất hay là cứu thân.

Ai Cập, một trong những quốc gia khan hiếm nước nhất trên thế giới, hiện cần tới 114 tỷ mét khối nước/năm, tuy nhiên nước này chỉ nhận được trung bình 60 tỷ m3, chủ yếu từ sông Nile, do lượng nước mưa và nước ngầm trong sa mạc rất hạn chế. Dự báo dân số của Ai Cập sẽ tăng thêm 75 triệu người vào năm 2050, điều này sẽ gây thêm nhiều áp lực về nguồn cung cấp nước đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.

Ông Emad Attiah Ramadan, nông dân cho biết: Đất đai ở đây gần với biển nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra rất phổ biến. Chúng tôi đã thử dùng các loại hóa chất chống lại quá trình này nhưng nó lại làm đất đai thêm cằn cỗi. Chúng tôi cũng đã thử đổi nhiều loại cây trồng nhưng không đem lại kết quả gì. Mỗi năm trôi qua, tình trạng xâm nhập mặn lại càng diễn ra tồi tệ hơn.

Theo Liên Hợp Quốc, một quốc gia đối mặt với tình trạng khan hiếm nước khi nguồn cung cấp nước hàng năm của quốc gia đó giảm xuống dưới 1.000 m3/người. Trong khi đó, thống kê của Chính phủ Ai Cập cho thấy, lượng nước bình quân đầu người hàng năm của Ai Cập hiện là 560 mét khối/người, thấp hơn nhiều so với ngưỡng khan hiếm nước theo chuẩn quốc tế.

Theo ông Mohamed Fahim, Bộ nông nghiệp Ai Cập: Tình trạng xâm nhập mặn và khan hiếm nguồn nước ngọt đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cây trồng và năng xuất nông nghiệp của Ai Cập. Người nông dân phải chuyển sang trồng các loại nông sản mang lại lợi nhuận ít hơn bởi các loại cây trồng truyền thống không thể chống chọi với đất nhiễm mặn.”

Ông Hossam El-Azabawy, kỹ sư nông nghiệp cho biết: Xâm nhập mặn là vấn đề vô cùng nan giải tại Ai Cập hiện nay. Việc chống xói mòn và xâm nhập mặn cần nhiều nỗ lực và thời gian. Các loại hóa chất chống nhiễm mặn chỉ gây hại cho cây trồng, và chỉ là giải pháp tạm thời. Trong khi đó, những người nông dân đang dần mệt mỏi sau nhiều năm mất mùa. Để đối phó với vấn đề xói mòn đất, chúng ta cần thêm thời gian và rất nhiều tài chính.

Việc các nước nông nghiệp dần mất đi diện tích trồng trọt có thể tạo thành mối đe dọa cho chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu gia tăng kỷ lục như hiện nay. Thời gian qua, Chính phủ Ai Cập đã tiến hành cải tạo các kênh mương và xây dựng các nhà máy xử lý nước khổng lồ để đảm bảo nguồn cung cấp nước cho người nông dân ở khu vực nông thôn, nhằm nâng cao khả năng quản lý nguồn nước trước dự báo về tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Ông Hossam El-Azabawy, kỹ sư nông nghiệp chia sẻ: Hiện chúng tôi đã triển khai hai loại cây lúa có khả năng kháng đất mặn, nó cũng cần ít nước và phân bón hơn để phát triển. Loại lúa này đã cho năng xuất từ 4,5 đến 4,75 tấn gạo vào năm ngoái. Hiện chúng tôi vẫn đang thử nghiệm để có thêm dữ liệu về chi phí và lợi nhuận.

Ông Mohamed Abdel Monem, Cố vấn nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho rằng: Với tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển tăng sẽ làm gia tăng hơn nữa tình trạng xâm nhập mặn tại Ai Cập. Nếu không có những động thái đối phó kịp thời, đời sống của người dân Ai Cập chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Trong khuôn khổ của Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) tại thành phố Sharm El-Sheik, Bộ trưởng Thủy lợi Ai Cập đã kêu gọi tất cả các quốc gia tăng cường hợp tác để đối phó với hiện tượng khí hậu cực đoan, nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa các lĩnh vực nước, lương thực và nông nghiệp vào chương trình nghị sự về khí hậu toàn cầu tại COP27, qua đó góp phần nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề về nước phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững liên quan.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm