Thứ Sáu, 29/03/2024 13:48 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Giả danh công an để lừa đảo

(ANTV) - Giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi không mới của tội phạm. Chúng có thể mặc trang phục công an hoặc dùng giấy tờ giả hoặc thậm chí tổ chức những cạm bẫy tinh vi, trong một thời gian dài nhắm vào nhiều nhóm nạn nhân khác nhau. Loại tội phạm này không chỉ gây mất an ninh xã hội mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của lực lượng công an nhân dân. 

Giả danh công an lang thang ngoài đường, 2 thanh niên bị bắt giữ vì mặc cảnh phục có ống quần quá chật.

Thường xuyên mặc quần áo công an nhặt được để đi lừa tình. Mặc trang phục Công an để lừa đảo, chạy án. Đó là Trần Thị Hòa 26 tuổi trú tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Lợi dụng niềm tin của người dân đối với lực lượng công an, nhiều đối tượng đã lên mạng mua quân phục công an, công cụ hỗ trợ rồi khoác lên trên người để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thực tế đây là loại tội phạm không mới, song cách hành xử của các đối tượng thì ngày càng có nhiều chiêu trò mới với những thủ đoạn tinh vi khó lường, xâm hại đến tài sản của người dân và làm tổn hại không nhỏ đến uy tín của lực lượng công an.

Mới đây đối tượng Phan Thế Nam (42 tuổi, trú tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) giả danh là Phó phòng Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã nhận hơn 22 triệu đồng của một nạn nhân để xử lý công việc, đã bị Công an quận Thanh Xuân” bắt giữ. Tại cơ quan công an, đối tượng Nam khai nhận đã mạo nhận hình ảnh của mình với cách ăn mặc trang phục dân sự để đi làm trinh sát. Nam dùng mách khóe, sự hiểu biết của mình về những vụ việc báo chí đang quan tâm để nhằm tạo lòng tin với nạn nhân .Nhận được thông tin từ nạn nhân và thấy đây là vụ việc rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến ngành Công an, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Phan Thế Nam về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại cơ quan công an đối tượng Phan Thế Nam khai nhận đã từng vi phạm hành vi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xử 30 tháng tù cho hưởng án treo.

Tại cơ quan Công an, Phan Thế Nam rất cứng đầu, tìm mọi cách để quanh co, chối tội. Nhưng với những chứng cứ, tài liệu thu thấp được của cơ quan Công an, Nam đã khai nhận hành vi phạm tội, do thiếu tiền tiêu, đối tượng nghĩ cách giả danh Cảnh sát để lừa đảo.

Thiếu tá Nguyễn Khắc Hoan, Đội phó Đội điều tra Tổng hợp, Công an quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho biết: Chúng tôi xin trích lại lời khai của các nạn nhân trong một số vụ việc mà họ đã bị những đối tượng gia danh Công an để lừa đảo để thấy được hành vi lưu manh của bọn chúng.

Bỏ ra vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, không khó để mua được một bộ trang phục Công an. Phù hiệu, cấp hiệu, quân hàm thậm chí là chiếc ba lô cũng được đối tượng Đặng Quốc Khánh trú tại huyện Cẩm Xuyên, tình Hà Tĩnh trang bị để đi lừa đảo.

Lừa tình rồi chiếm đoạt tài sản của các cô gái nhẹ dạ. Đặng Quốc Khánh đã đề nghị người yêu khai rõ sơ yếu lý lịch để tạo lòng tin. Cô gái thật thà và tin rằng bạn trai mình làm ở Cơ quan công an rất có uy tín.

Theo Thượng tá, TS Hà Thị Hồng Lan: Ngày càng có nhiều vụ giả danh công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với phương thức thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, niềm tin của người dân vào ngành Công an từ đó đưa ra các hứa hẹn như giúp đỡ xin việc vào một ngành nghề cụ thể nào đó như: xin học tại các trường thuộc lực lượng công an nhân dân, xin giảm án trong các vụ án hình sự, vay mượn tiền, từ đó, chiếm đoạt tiền, tài sản của người bị hại.

Thiếu tá Nguyễn Khắc Hoan, Đội phó Đội điều tra Tổng hợp, Công an quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho biết, để nhận biết đối tượng giả danh Công an, tránh bị các đối tượng này lừa đảo, người dân cần phải tìm hiểu những thủ đoạn phổ biến của loại đối tượng này, nâng cao cảnh giác, không vội tin đối tượng, vận dụng đồng bộ một số cách nhận biết, kiểm tra, đánh giá để xác định và có cách xử lý hiệu quả.

Trang phục CAND là các mặt hàng đặc thù chỉ được sản xuất, cung cấp bởi các đơn vị được cho phép sản xuất thuộc lực lượng vũ trang và chỉ được cấp phát, sử dụng cho cán bộ chiến sỹ CAND sử dụng khi thi hành công vụ. Người được cấp phát có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép trang phục CAND để giả danh Công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm