Thứ Sáu, 26/04/2024 14:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Xuất khẩu chính ngạch: Hướng phát triển bền vững

(ANTV) - Chính sách siết chặt nhập khẩu qua đường tiểu ngạch của Trung Quốc đã và đang tạo ra những tác động lớn. Nhiều mặt hàng nông, thủy sản không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc rơi vào tình trạng mất giá, dư thừa, tồn đọng. Một số mặt hàng khác đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng lại không nằm trong danh sách sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch cũng gặp phải không ít khó khăn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7 vừa qua, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm tới 44,2%. Tính lũy kế 7 tháng, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Với thủy sản, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I năm nay giảm 5%; sang quý II, giảm nhẹ 0,3% đạt 333 triệu USD. Mặc dù đang có chiều hướng tăng trở lại vào quý cuối năm, song khả quan nhất kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc cũng chỉ giữ được mức tương đương như năm 2018 là 1,2 tỷ USD.

Những ngày tháng 6 vừa qua, ngư dân Quảng Nam đứng ngồi không yên vì hơn 900 tấn mực khô gặp cảnh tồn kho. Tàu nằm bờ, mực đến khi tiêu thụ được giá cũng giảm.

Mực khô là sản phẩm xuất sang Trung Quốc chủ yếu bằng đường tiểu ngạch. Vì vậy, khi chính sách nhập khẩu của Trung Quốc thay đổi, ngư dân liền lao đao.

Ông Trần Tấn Sinh, Chủ tàu QNa 91769, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Không chỉ riêng tôi mà cả đoàn tàu ở đây đều phải nằm bờ, có chiếc đậu hơn 1 tháng, không đi đánh bắt được do đầu ra không có, không biết phải làm như thế nào. Mà bán hạ quá thì không đủ chi phí nên số hàng vần còn nguyên dưới tàu."

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam, nhưng nhiều năm qua, 60-70% nông sản xuất khẩu sang thị trường này đều thông qua đường tiểu ngạch. Vì vậy mà tình trạng bị thương lái ép giá, được mùa mất giá, hay sản phẩm không tiêu thụ được thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn không ít rủi ro và thiếu tính bền vững.

TS Đặng Kim Khôi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Câu chuyện là thị trường Trung Quốc là thị trường không ổn định dẫn tới tình trạng được mùa mất giá diễn ra rất phổ biến, thường xuyên. Mặc dù chúng ta ở rất gần Trung Quốc nhưng cái nắm bắt về thị trường là mình chưa nắm bắt được tốt dẫn tới thường xuyên có năm thì bà con được mùa bán được sản phẩm thì năm sau lại đẩy sản phẩm đó lên thì cái thị trường lại không tiêu nữa thì chúng ta gặp rất nhiều khó khăn."

Bên cạnh đó, theo TS Đặng Kim Khôi việc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch thường không đòi hỏi cao về chất lượng dẫn đến việc người nông dân khó có động lực để nâng cao giá trị sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp cũng không có nhiều động cơ hướng tới các thị trường khác cao hơn. Vì vậy, việc xuất khẩu theo hướng chính ngạch với thị trường truyền thống Trung Quốc là một yêu cầu tất yếu.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Chúng tôi cho rằng đó là cơ hội, cơ hội trong vấn đề toàn cầu hóa đặt trong bối cảnh 4.0 áp dụng trong vẫn đề thương mại. Cái thứ hai là chúng ta nhận thức là chúng ta không còn con đường nào khác nếu không làm thì sẽ có những sự cạnh tranh rất lớn từ các đối tác khác và các thị trường khác do vậy cần phải làm. Thứ ba, chúng ta cũng cần phải coi nông nghiệp là một trong những trụ cột thì rõ ràng chúng ta phải tiến nhanh, tiến mạnh nhưng tiến vững chắc và chính đòi hỏi của thị trường chính là những yêu cầu đặt ra để tái cơ cấu sản xuất gắn liền với thị trường."

Riêng với rau củ quả, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Và hiện nay chỉ có 9 loại hoa quả tươi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này gồm có: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Hiện, công tác đàm phán đang tiếp tục được các cơ quan chức năng 2 nước thực hiện để mở cửa thị trường.

Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là con đường tất yếu. Song trước các yêu cầu ngày càng khắt khe của nước bạn thì sản xuất nông sản nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay khó có thể đáp ứng lâu dài vì vậy mà đã đến lúc các địa phương, người dân và doanh nghiệp cần phải thay đổi. Có thể nhìn nhận đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để nền nông nghiệp bứt phá.

Dưa hấu là một trong những sản phẩm nằm trong danh sách xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc song cũng là mặt hàng mà thị trường này hướng đến mở rộng quy mô sản xuất nội địa. Vì vậy nếu không nắm bắt thị trường tốt, người dân vẫn có thể bị ảnh hưởng. Như mùa vụ vừa qua, nông dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được mùa nhưng giá lại giảm sâu chỉ còn 2.500 – 2.800 đồng/kg vì thiếu thông tin mùa vụ.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, trước hết, người dân, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường từ đó sản xuất các sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu. Ở đây, vai trò của địa phương trong việc hướng dẫn, định hướng thị trường, quy hoạch sản xuất cũng hết sức quan trọng.

TS Đặng Kim Khôi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Đối với địa phương thì vai trò của họ như Thủ tướng đã nói là chính phủ kiến tạo. Kiến tạo tức là không phải làm thay cho nông dân hay doanh nghiệp mà chúng ta phải hỗ trợ cho các đối tác đó ở những cái khâu mà doanh nghiệp và người dân không làm được. Ở đây là thông tin, là luật chơi, là cơ chế. Thì rõ ràng là thông tin hiện nay rất thiếu và hơn lúc nào hết chính quyền phải là người thông tin, định hướng thị trường."

Mới đây, với sản phẩm dưa hấu, Trung Quốc cũng đưa ra yêu cầu mới về thay đổi vật liệu đệm lót trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, hàng loạt các yêu cầu về tem nhãn, truy suất nguồn gốc, kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như các thủ tục hải quan mới. đã được Trung Quốc đưa ra từ đầu năm đến nay. Đã đến lúc ngành nông nghiệp phải thay đổi từ khâu sản xuất, chế biến đến vận chuyển và thậm chí cả công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và mở rộng kênh phân phối với thị trưởng tỷ dân này.

TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho biết: "Chúng ta đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương thực hiện việc tuân thủ hàng loạt các hàng rào kỹ thuật cũng như là tăng năng lực để vượt qua các rào cản kỹ thuật này bên cạnh đó việc cung cấp các xuất xứ, chứng nhận xuất xứ, chỉ dẫn địa lý các tiêu chuẩn kỹ thuật khác để đảm bảo chúng ta có thể xuất hàng sang thị trường Trung Quốc cũng như các nước xuất khẩu."

TS Đặng Kim Khôi cho biết: "Chúng ta cũng phải tổ chức lại xúc tiến thương mại, tập trung vào quảng bá những sản phẩm của chúng ta và doanh nghiệp cùng với các địa phương phải dẫn dắt, phải là những đầu tàu. Chẳng hạn như có những vùng như trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long, cây công nghiệp ở Đồng Nai, Tây Nguyên, thì những địa phương đó phải dẫn dắt cùng với các doanh nghiệp tiếp cận đến các thị trường Trung Quốc tiến tới xây dựng các kênh phân phối đưa sang nước bạn."

Những năm gần đây, nông, thủy sản Việt Nam đã và đang mở rộng thị trường xuất khẩu cho thấy sản xuất trong nước hoàn toàn có năng lực đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu mới của thị trường. Với thị trường Trung Quốc cũng vậy, đã đến lúc cần phải nhìn nhận đây là một thị trường khó tính và doanh nghiệp, người dân cần kịp thời nắm bắt các quy định, yêu cầu mới của thị trường này.

Tin mới nhất

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những chứng nhân năm xưa nay cũng đều đã ở tuổi xưa nay hiếm. Trong câu chuyện họ kể cho con cháu, vẫn luôn có những ký ức về một thời anh dũng tham gia chiến dịch Trần Đình, sau này được biết đến là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Đoàn công tác của Bộ Công an (Đoàn công tác số 8) vừa cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, hoàn thành tốt đẹp hành trình 7 ngày, 6 đêm thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DKI/2. Với gần 200 đại biểu đến từ các cục nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương; chuyến công tác ở quần đảo Trường Sa là hải trình đặc biệt: nặng nghĩa tình và giàu cảm xúc!

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Là sơ sở đào tạo trọng điểm của ngành Công an, tiến tới lộ trình trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2025, Học viện ANND đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ngang tầm nhiệm vụ,góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, phục vụ công cuộc phát triển đất nước và nhiệm vụ công tác công an.

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Kinh tế 26/04/2024

(ANTV) - Hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn là vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay. Đặc biệt, mới đây cơ quan công an đã triệt xóa đường dây sản xuất, mua bán hàng giả với quy mô lớn, mặt hàng làm giả là hàng chục nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng mà nhiều người đang tin dùng. Đây thực sự là những thông tin gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 26/04/2024

(ANTV) - Tập trung đảm bảo ANTT đúng nhất vào lễ 30/4 và 1/5; Đăng kiểm vào cao điểm, làm gì để tránh 'đưa xe đến lại đưa về'; Giải pháp cốt lõi, đảm bảo an toàn cho người lao động; Không tăng giá cước xe khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5;... là những tin tức nổi bật được đăng tải trên các báo ngày 26/4.

Xem thêm