Thứ Năm, 28/03/2024 16:22 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Vietnam Airlines mở lại bay quốc tế thường lệ từ 18/9

(ANTV) - Từ ngày 18/9/2020, Vietnam Airlines sẽ chính thức khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 bằng việc thực hiện những chuyến bay một chiều từ Việt Nam đi Nhật Bản.

Các chuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách từ Việt Nam đến Nhật Bản lao động, học tập và sinh sống. Công tác phòng chống dịch bệnh vẫn được Vietnam Airlines cùng các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nghiêm ngặt.

Theo đó, trong tháng 9, các chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay Narita (Tokyo) khởi hành lúc 23 giờ 45 các ngày 18/9, 25/9, 30/9; từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Narita khởi hành lúc 0 giờ ngày 30/9. Các chuyến bay được khai thác bằng tàu bay Boeing 787, một trong những dòng tàu bay thân rộng lớn nhất, hiện đại nhất của Vietnam Airlines hiện nay.

Các chuyến bay chở khách chiều từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi có quyết định chính thức của các nhà chức trách.

Ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 ở ĐBSCL. Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ:

Từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 30-40%, nên dòng chảy của con sông này ở mức rất thấp. Cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mekong nên tổng lượng dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô này có khả năng thiếu hụt từ 20-35%. Dự báo trong các tháng tới nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.

Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long xác định ngay từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt của người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát và lãng phí nước. Đồng thời chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn. Đi cùng với tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước. Các địa phương này cũng cần tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác.

Về nông nghiệp, cần tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, cùng với bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân tới ở các vùng ven biển nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước. Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn. Đi cùng với hướng dẫn địa phương tính toán, xác định lượng nước tưới cần thiết cho các vùng cây ăn trái có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn; giải pháp trữ nước, cung cấp nguồn nước tối thiểu để bảo đảm duy trì sức sống cho cây trồng.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tăng cường dự báo, nhận định về diễn biến nguồn nước thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long, diễn biến xâm nhập mặn, cũng như thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét đề nghị tăng cường xả nước từ hồ thủy điện thượng nguồn để góp phần đẩy mặn trong trường hợp cần thiết.

Trong Chỉ thị, Thủ tướng giao các cơ quan truyền hình, thông tấn và các cơ quan báo chí khác tăng cường truyền thông về nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cũng như các biện pháp chỉ đạo ứng phó đến các cấp chính quyền và người dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin mới nhất

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Một túi táo nhỏ có giá 200.000 đồng hay 4 chiếc bánh rán được bán với giá 50.000 đồng… những sự việc xảy ra vừa qua, một lần nữa, lại làm dấy lên trong dư luận sự bất bình với thực trạng “chặt chém” du khách người nước ngoài. Không chỉ xảy đến với du khách nước ngoài, mà ngay cả du khách người Việt đôi khi cũng rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” khi sự dụng dịch vụ hoặc mua hàng với mức giá trên trời.

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - 95 người được cho vẫn đang mất tích trong vụ khủng bố kinh hoàng tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva, Nga. Thông tin này dựa trên yêu cầu tìm người của thân nhân, bạn bè đã mất liên lạc với người thân của họ vào thời điểm xảy ra vụ tấn công hôm 22/3.

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Israel ngày 27/3 đã ném bom một số mục tiêu ở thành phố Rafah, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế và làm dấy lên nỗi lo ngại của hơn một triệu người Palestine đang trú ngụ tại nơi ẩn náu cuối cùng ở rìa phía Nam Dải Gaza này.

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Hàng nghìn người dân Hungary đã biểu tình trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Budapest nhằm yêu cầu Thủ tướng Vitor Orban từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Peter Magyar, luật sư thân cận với chính phủ và đang dự định thành lập đảng mới, trước đó công bố đoạn ghi âm cuộc trò chuyện với Judit Varga, vợ cũ kiêm cựu Bộ trưởng Tư pháp Hungary. Trong băng ghi âm, bà Varga tiết lộ các trợ lý của ông Orban đã nỗ lực xóa bỏ một số tài liệu của vụ án hối lộ nghiêm trọng.

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Theo nguồn tin y tế ngày 27/3, 5 bệnh viện lớn được mệnh danh là “Big 5”, đang phải gánh chịu mức thiệt hại tài chính lên tới hơn 1 tỷ won mỗi ngày do tình trạng các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt. Do thiếu nhân lực, các bệnh viện đã tiến hành gộp các bước của quy trình chữa bệnh, sáp nhập các khoa và giảm số phòng cấp cứu.

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - “Thời trang nhanh” là cụm từ được sử dụng để chỉ xu hướng thời trang được thiết kế, sản xuất và ra mắt người tiêu dùng một cách nhanh chóng với khối lượng quần áo lớn, cùng nhiều mẫu mã đa dạng, bắt kịp xu hướng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến việc sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, gây ra sự lãng phí và để lại hậu quả là những núi rác thải may mặc khổng lồ.

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Xã hội 28/03/2024

(ANTV) - Từ ngày 16/3, Sở GTVT Hà Nội đã thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Kim Ngưu và các cầu qua sông Kim Ngưu. Thời gian thí điểm là 3 tháng, đến hết ngày 16/6/2024. Đến nay là hơn 10 ngày thí điểm, giao thông tuy đã được cải thiện, song, bất cập thì vẫn hiện hữu.

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Bang Arizona ở phía Tây Nam nước Mỹ có địa hình phần lớn là sa mạc hoặc thảo nguyên khô cằn. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy, một cộng đồng tại đây đã cùng nhau thành lập một nông trại hữu cơ nhằm cung cấp thực phẩm sạch cũng như không gian xanh cho người dân địa phương.

Xem thêm