Thực tế cho thấy, năng lực tài chính của doanh nghiệp nhìn chung có hạn. Để có thể duy trì sản xuất trong tình hình giãn cách xã hội, doanh nghiệp trong nước đang rất cần trợ lực từ phía các ngân hàng thương mạị, đặc biệt là từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng giảm là 1,5%-2%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6% đến 1%/năm trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng.
Giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%). Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho họ tiếp cận vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh sau khi mở cửa trở lại.
Mức độ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian này cho thấy Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng..
Được biết, 16 ngân hàng thương mại cổ phần đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay 1% trên dự nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021, đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, với tổng số tiền lãi giảm hơn 20.600 tỷ đồng. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa để DN thêm những trợ lực phát triển trong thời gian tới.