Thứ Ba, 23/04/2024 17:23 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Suy kiệt đất nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long

(ANTV) - Tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với đất lúa, đất trồng cây ăn trái và đất nuôi trồng thủy sản. Theo nhiều nhà khoa học, tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ suy thoái, do sử dụng thiếu khoa học và chịu tác động của các yếu tố tự nhiên.

Tài nguyên đất của vùng là có hạn. Sử dụng tài nguyên đất bền vững cũng đồng nghĩa với phát triển bền vững ĐBSCL, biến vùng này thành vùng kinh tế phát triển trù phú của đất nước. Những nguy cơ hiện hữu trên cần được nghiên cứu, cảnh báo và có giải pháp ngăn chặn.

Cuối năm 2018, tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bệnh vàng lá thối rễ tấn công cây trồng trên diện rộng, khiến hàng ngàn ha quýt hồng đặc sản có nguy cơ phải chặt bỏ. Người nông dân chưa bao giờ phải đối mặt với tình trạng khốn khó đến như vậy. Cây quýt hồng từ chỗ đang là cây chủ lực giúp người nông dân Lai Vung thoát nghèo thì nay lại trở thành gánh nặng về kinh tế.

Cùng gặp phải vấn đề đất bạc màu, suy kiệt nguồn dinh dưỡng do mất cân bằng hữu cơ cùng các đặc tính lý hóa, hàng loạt vùng trồng cây ăn trái tại đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ đứng trước nguy cơ phá bỏ các cây đặc sản đã làm nên tên tuổi của những vùng đất này như Mãng Cầu Xiêm, Vú Sữa Lò Rèn, Cam Sành, Sầu Riêng để chuyển đổi giống cây trồng mới.

Mặc dù vậy người dân, cũng như nhiều cơ quan chức năng về mặt kỹ thuật nông nghiệp đã không thể phát hiện ra nguyên nhân. Hay nói đúng hơn là lúng túng trong việc tìm ra giải pháp xử lý triệt để.  Cho đến khi các mô hình hữu cơ đã vực dậy thành công cây quýt hồng, đồng thời qua đó giúp tái khẳng định giá trị, cân bằng các đặc tính lý hóa của đất là vô cùng quan trọng.

Nằm phía cuối hạ nguồn sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những điểm nóng trên toàn cầu về biến đổi khí hậu. Nơi đây không chỉ lệ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc trưng như trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,  mà còn dễ bị tổn thương bởi tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Ngoài các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán dài ngày cùng cùng với những vấn đề cấp bách do biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng, thì đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy kiệt đất nông nghiệp xảy ra trên quy mô lớn.

Với diện tích gần 4 triệu ha, nơi vốn được coi là vựa lúa này có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản. Trong hơn 1,9 triệu ha đất lúa thì có tới hơn 800.000ha đất phèn, đất mặn gần 330.000ha, đất xám gần 89.000ha, đất cát gần 14.000ha và đất khác 5.600ha còn lại đất phù sa gần 700.000ha.

Điều đó cho thấy, chúng ta đang tư duy và hành động ngược lại so với thực tế, khi cho rằng, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phù sa màu mỡ bất tận. Việc đẩy cao cường độ thâm canh, tăng vụ, phát triển hệ thống đê bao nhằm kiểm soát lũ thiếu hợp lý đã làm mất cân bằng chất hữu cơ trong đất. Đồng thời lạm dụng phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác đã biến đổi khiến đất ngày càng trở nên chai lỳ. Các đặc tính lý, hóa cũng thay đổi, các loài vi sinh vật có lợi dần biến mất khiến cây trồng không hút được dinh dưỡng, đặc biệt dễ tổn thương, làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của khoảng 18 triệu dân. Nơi đây được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp 55% sản lượng gạo, trong đó đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước.

Nhưng tất cả những điều đó có thể sẽ biến mất mãi mãi, khi tình trạng biến đổi khí hậu, hạn, mặn, suy kiệt đất nông nghiệp đang diễn ra ngày càng khốc liệt khiến hàng triệu nông dân phải di cư để thích nghi với sự thay đổi không đáng có. Nếu chúng ta phân tích một cách khoa học những gì đang diễn ra, trong đó để cao việc thích ứng với các điều kiện mới, như vậy người nông dân mới có thể bám trụ lại đồng bằng sông Cửu Long không chỉ cho bây giờ mà còn cho cả các thế hệ mai sau./.

Tin mới nhất

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông lứa tuổi học sinh

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông lứa tuổi học sinh

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Thực hiện Chỉ thị số 31 của Thủ tướng và kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Bình về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, Công an tỉnh Quảng Bình đã và đang triển khai các biện pháp, giải pháp và xem đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tổ chức đấu thầu vàng miếng

Tổ chức đấu thầu vàng miếng

Kinh tế 23/04/2024

(ANTV) - Tổ chức đấu thầu vàng miếng dự kiến là vào 10h sáng ngày 22/4, tuy nhiên, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu này.

Trăng Hồng xuất hiện giữa trận mưa sao băng cổ nhất

Trăng Hồng xuất hiện giữa trận mưa sao băng cổ nhất

Thế giới 23/04/2024

(ANTV) - Trăng tròn tháng Ba âm lịch có biệt danh là Trăng Hồng, xuất hiện sáng và tròn trên bầu trời từ ngày 22-24/4. Mặt trăng tròn nhất vào ngày 23/4 và sẽ tỏa sáng ở chòm sao Xử Nữ, gần với Spica, một trong 20 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm.

Vatican biến nhà tù thành siêu triển lãm Venice Biennale

Vatican biến nhà tù thành siêu triển lãm Venice Biennale

Thế giới 23/04/2024

(ANTV) - Venice Biennale là một trong những triển lãm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới, do Hội đồng Thành phố Venice thành lập vào ngày 19/4/1893. Năm nay, Tòa Thánh Vatican đã chọn nhà tù nữ Giudecca để tổ chức siêu triển lãm Venice Biennale.

Đẩy mạnh tuyên truyền ATGT đường đèo dốc

Đẩy mạnh tuyên truyền ATGT đường đèo dốc

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia, gắn với Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang bước vào mùa cao điểm đón khách tới tham quan, du lịch và trải nghiệm. Nhiều người lựa chọn di chuyển đến Điện Biên bằng đường hàng không, nhưng phần lớn du khách vẫn lựa chọn tuyến đường bộ.

Làm gì để hạn chế bạo lực ở trẻ em?

Làm gì để hạn chế bạo lực ở trẻ em?

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên không còn là trường hợp cá biệt mà đã trở thành vấn nạn. Đáng nói, nhiều nghiên cứu chỉ ra ngay cả trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học cũng có những hành vi bạo lực. Đây là vấn đề nhức nhối và phức tạp cần được quan tâm ngay để hướng trẻ trở thành người tốt hơn trong tương lai.

Đảm bảo an toàn giao thông trước, trong và sau dịp nghỉ lễ

Đảm bảo an toàn giao thông trước, trong và sau dịp nghỉ lễ

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài trong 5 ngày( từ ngày 27 – 1/5), là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm quan, du lịch, học sinh, sinh viên trở về thăm gia đình sẽ tăng cao, dẫn đến số lượng người, phương tiện tham gia giao thông gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hà Giang đã ban hành kế hoạch chuyên đề, huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân, tăng cường tuần tra, kiểm soát, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Đà Nẵng đảm bảo an ninh trật tự mùa du lịch biển

Đà Nẵng đảm bảo an ninh trật tự mùa du lịch biển

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Với đa dạng các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, giải trí, mùa du lịch biển tại Đà Nẵng luôn thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Thời điểm này, Đà Nẵng cũng tăng cường công tác đảm bảo ANTT tại các bãi tắm. Người dân và du khách khi tham gia hoạt động tắm biển đều được khuyến cáo bảo quản tài sản, tránh tình trạng bị kẻ gian trộm cắp. Công tác đấu tranh với các đối tượng tội phạm này cũng được siết chặt hơn.

Xem thêm