Với doanh nghiệp này, cái khó lớn nhất hiện nay là việc tiếp cận gói hỗ trợ về thuế, bởi các thủ tục để được hưởng còn một số vướng mắc. Hơn nữa, vấn đề đi lại giữa các tỉnh thành phố trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn hạn chế, khiến cho hoạt động của doanh nghiệp ít nhiều bị ảnh hưởng.
Khó khăn nhất của doanh nghiệp thời điểm này chính là sức khỏe tài chính. Hoạt động ngày càng khó khăn, cho nên mọi sự hỗ trợ dù lớn, dù nhỏ đều được trân trọng. Những chính sách tài khóa, tiền tệ chính là phao cứu sinh của doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa kỳ vọng với thực tiễn áp dụng chính sách vẫn còn những khoảng cách nhất định.
Để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, các bộ, ngành, địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Thực hiện nghiên cứu các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 105/NQ-CP về các chính sách, giải pháp phòng, chống dịch bệnh với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ. Khẩn trương rà soát, sửa đổi điều kiện, quy trình, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Để khôi phục sản xuất, thực hiện mục tiêu tăng trưởng Chính phủ đã đề ra, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Doanh nghiệp phải là chủ thể trong phòng, chống dịch bệnh, vì họ biết làm thế nào để sản xuất, kinh doanh an toàn. Về sự hỗ trợ của các địa phương, cần có quy trình thông suốt, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án phòng tránh, ứng phó với dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa