Thứ Sáu, 19/04/2024 23:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Doanh nghiệp công nghệ số - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số

(ANTV) - Trong tiến trình chuyển đối số quốc gia, doanh nghiệp công nghệ số được xem là một trong những động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam. Chiến dịch Make in Vietnam do Bộ Thông tin - Truyền thông phát động đã ngay lập tức thổi bùng lên khát vọng, tạo động lực cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn lên đi đầu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài. 

Thay vì phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng, gặp mặt trực tiếp và đối chiếu các giấy tờ, giờ đây với giải pháp định danh điện tử eKYC, người dân có thể thực hiện việc xác thực thông tin ngay tại nhà và sử dụng các dịch vụ tài chính mọi lúc mọi nơi. Giải pháp này đã được nhiều ngân hàng áp dụng nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng. Và giờ đây, giải pháp này đã được cung cấp bởi chính các doanh nghiệp công nghệ số trong nước.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc công ty công nghệ thông tin VNPT cho biết: Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính thì việc ứng dụng các công nghệ và xác thực định danh điện tử là rất quan trọng để tăng trải nghiệm khách hàng và rút ngắn thời gian giao dịch và tăng tính chính xác, bảo mật cho khách hàng của các ngân hàng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng ứng dụng sản phẩm này cho các công ty công nghệ để góp phần vào việc làm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là giúp cho nền kinh tế của chúng ta trong bối cảnh mới là chuyển đổi số thì các doanh nghiệp đều phải ứng dụng công nghệ.

Ông Nguyễn Bình Minh, Uỷ viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết thêm: Với nền tảng công nghệ hiện nay đang phát triển khá là nhanh thì hệ thống eKYC đang có tốc độ phát triển rất tốt. Thậm chí không chỉ xác thực được giấy tờ tùy thân mà còn xác thực được cả nhận diện khuôn mặt, có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá, nhìn nhận khách hàng từ xa. Thậm chí khách hàng của ngân hàng hay các ví điện tử có thể thực hiện thanh toán một cách dễ dàng hơn do các hệ thống tự động cập nhật các dữ liệu của người dùng thông qua việc nhận diện khuôn mặt hay nhận diện sinh trắc học.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2020, 94% ngân hàng Việt Nam đã đầu tư vào chuyển đổi số, 40% ngân hàng đã đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5 đến 10 năm tới. Hiện nay, sự kỳ vọng của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ số cũng chính là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh, an toàn và bền vững trong các ngành kinh tế.

Anh Trần Trung Hiếu, Hà Nội bày tỏ: Mình hy vọng về thị trường Fintech của Việt Nam phát triển nhanh bởi vì mình thấy cái này cực kỳ quan trọng. Bây giờ ai cũng sử dụng điện thoại mà đây là công cụ. Mình cũng hy vọng các công ty phát triển Fintech sẽ giúp cho người dân Việt Nam có thể tự giáo dục cho bản thân về tài chính không chỉ giới trẻ mà còn các bậc cha mẹ, ông bà đều có thể tiếp cận với công nghệ mới.

Đối với du lịch, dịch bệnh COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề song cũng đặt ra yêu cầu cho ngành này phải đẩy nhanh việc chuyển đổi số để bắt kịp với thực tiễn. Không chỉ trong quản trị doanh nghiệp, quảng bá dịch vụ du lịch, tự động hóa các quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ, giờ đây, chuyển đổi số còn có thể đem đến cho khách du lịch những trải nghiệm hoàn toàn mới.

TS. Nguyễn Thu Thủy, Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học, Xã hội và nhân văn phân tích: Ví dụ như đó là các tour du lịch via, thực tế ảo hoặc những tour du lịch online chẳng hạn như là video call để khách du lịch ở nước ngoài có thể tham gia vào một hoạt động như biểu diễn văn nghệ trong một làng bản. Ở Việt Nam tôi thấy một số doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai cái hình thức đó và họ có thể thông qua đó để hướng dẫn cho khách để nấu ăn rồi làm một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì đấy là một hướng mới.

Một trong những lĩnh vực mấu chốt, tiền đề quan trọng của nền kinh tế số là thương mại điện tử trong năm 2020 vừa qua cũng đã có sự tăng trưởng ấn tượng đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.Có thể thấy, các ngành nghề, lĩnh vực đều đang khai thác triệt để những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế số.

Trong tiến trình chuyển đối số quốc gia, doanh nghiệp công nghệ số được xem là một trong những động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam. Chiến dịch Make in Vietnam do Bộ Thông tin - Truyền thông phát động đã ngay lập tức thổi bùng lên khát vọng, tạo động lực cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn lên đi đầu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Đến nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đã làm chủ tới 90% các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Không ít giải pháp, sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng do người Việt sáng tạo ra đã được công nhận, đánh giá cao sẵn sàng đáp ứng cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Ông Lê Quang Hà, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel cho biết thêm: Hiện nay đã có rất nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước về việc chủ động nghiên cứu, làm chủ công nghệ và các sản phẩm an toàn thông tin. Hiện nay số lượng doanh nghiệp an toàn thông tin mà đã chủ động về công nghệ hay nghiên cứu, làm chủ các sản phẩm an toàn thông tin đã tăng rất nhanh trong 3 năm vừa qua. Hiện nay theo thống kê của Cục an toàn Thông tin  thì chúng ta làm chủ phần lớn các công nghệ và sản phẩm về CNTT đó là một thông tin đáng mừng.

Trong năm 2020, Việt Nam đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời. Các doanh nghiệp đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hướng tới chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước, vừa nâng cao sức cạnh tranh, xuất khẩu. Dần hướng tới thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số theo hướng: sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc công ty công nghệ thông tin VNPT cho rằng: Chúng ta phát triển dịch vụ cho người Việt, cho xã hội Việt và cho hệ thống của người Việt thì chúng ta sẽ biết được những cái điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống chúng ta chúng ta có biện pháp bảo vệ và phòng về. Đặc biệt là dữ liệu khách hàng thì là một cái điểm mà khách hàng của chúng tôi cũng đưa ra yêu cầu rất cao, vì vậy khi phát triển công nghệ chúng tôi cũng phải tính đến toàn bộ yếu tố này.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa diễn ra, vấn đề "phát triển kinh tế số" đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ mới. Từ đây, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tiếp tục có những chủ trương, chính sách, cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp số nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Vũ Lâm Bằng,Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm CMDD, Công ty CMC Cyber Security cho rằng đây là một chủ trương lớn và rất đúng đắn của Chính phủ vì chỉ khi chúng ta trải nghiệm được công nghệ thì chúng ta mới vươn ra được tầm thế giới. CMC đã đưa ra rất nhiều giải pháp và nền tảng do người Việt Nam làm chủ

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Với tiềm lực là trí tuệ của con người Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ, việc này một lần nữa như các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nói, đây là cơ hội của chúng ta bắt kịp với các nền kinh tế ở trên Thế giới và với trí tuệ và khả năng con người Việt Nam thì việc chúng ta tự chủ được các công nghệ nền tảng như công nghệ xác thực định danh thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí và bắt kịp với công nghệ, tiến trình, cách thức cung cấp dịch vụ trên Thế giới.

Việc xây dựng nền kinh tế số phát nhanh, bền vững sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, bao trùm là mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc./.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm