Thứ Năm, 28/03/2024 21:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Đẩy nhanh triển khai gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

(ANTV) - Sau 1 tháng triển khai hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68, đến nay, theo báo cáo kết quả, các chính sách đã được thực hiện đúng hướng, kịp thời, thiết thực. 

Đặc biệt, hiện nay, các địa phương đã nhanh chóng triển khai đồng loạt các giải pháp hỗ trợ lao động tự do. Đây là nhóm đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, và cũng là nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc rà soát, hỗ trợ với gói 62.000 tỷ trước đây. Nay, nhóm đối tượng này đã kịp thời được hỗ trợ để giảm bớt khó khăn khi tình hình dịch đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay. Có thể thấy chủ trương giao nhóm lao động tự do cho các địa phương tự triển khai là đúng đắn, thực tế đã phát huy hiệu quả.

TP Hồ Chí Minh một trong những địa phương chịu tác động nặng nề của đợt dịch bùng phát lần này cũng là địa phương có số lượng lớn lao động tự do, đã nhanh chóng triển khai việc hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.

Mặc dù phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch, tuy nhiên, việc rà soát và thực hiện hỗ trợ đúng, đủ các đối tượng luôn được quan tâm, thực hiện quyết liệt, kịp thời... Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, TPHCM đã chi trả hỗ trợ 345.287 lao động với kinh phí 518 tỷ đồng.

Với gói hỗ trợ lần này, việc xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức hỗ trợ lao động tự do do từng địa phương căn cứ điều kiện cụ thể thực hiện. Như tại Đà Nẵng, địa phương này cũng đã chủ động mở rộng chính sách hỗ trợ cho các đối tượng khác ngoài quy định của Nghị quyết 68, Quyết định 23 có gặp khó khăn do đại dịch để kịp thời hỗ trợ cho người dân.

Sau một tháng triển khai, chính sách hỗ trợ lao động tự do - đối tượng vốn bị tác động sớm nhất, bị ảnh hưởng sâu và nặng nề nhất, đang được triển khai hiệu quả nhất. Hiện, 37/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh sách gần 765.000 lao động tự do; 20/63 tỉnh, thành phố đã chi trả hỗ trợ trên 560.000 người, với tổng kinh phí gần 790 tỷ đồng. Rõ ràng, chủ trương giao nhóm lao động tự do cho các địa phương triển khai là đúng đắn, thực tế đã phát huy hiệu quả.

Song song với công tác phòng chống dịch, Chính phủ, các địa phương đang nỗ lực để chăm lo cho người dân, đặc biệt là những nhóm đối tượng đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị thiếu ăn, thiếu mặc.

Rút kinh nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ trong năm 2020, chính sách lần này thông thoáng, cởi mở và tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động dễ tiếp cận. Việc triển khai gói hỗ trợ lần này được các ban, ngành, địa phương thực hiện nhanh chóng, kịp thời với tinh thần chủ động, tích cực. Hiện nay, các ban ngành chức năng, các tổ chức chính trị xã hội cùng người dân cũng đang phát huy tốt vai trò giám sát để gói 26.000 tỷ đồng đến với người lao động và người sử dụng lao động kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Yêu cầu "chống dịch như chống giặc" hiện nay cũng đòi hỏi các gói hỗ trợ phải được triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng, gói hỗ trợ lần này được đưa ra với 4 nguyên tắc cơ bản.

Trong quá trình triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ trước đây, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác giám sát. Trên nguyên tắc công khai, minh bạch, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ là yếu tố quan trọng để các chính sách này thực hiện được mục tiêu như đã đề ra.

Trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện tại địa phương. Đồng thời, chủ động trao đổi, nắm tình hình triển khai tại địa phương để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 phù hợp với tình hình ảnh hưởng của diễn biến của dịch.

Sự hỗ trợ, sẻ chia sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đến kịp thời, đúng lúc người dân cần. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã thẳng thắn chỉ ra sự chậm trễ trong việc triển khai chính sách tại một số địa phương. Nơi nào chưa làm tốt thì phải xem lại mình, nơi nào chưa sáng tạo thì phải sáng tạo hơn đó là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cũng là yêu cầu cấp thiết của thực tế lúc này.

Tập trung toàn lực chống dịch, khôi phục toàn diện sản xuất kinh doanh

Hơn 2 tháng trước, tỉnh Bắc Giang đã từng là tâm dịch của cả nước trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Thế nhưng, địa phương này đã ở trong trạng thái bình thường mới từ hơn một tháng nay. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu nhưng Bắc Giang đã tập trung toàn lực khôi phục sản xuất kinh doanh một cách toàn diện và mạnh mẽ.

Toàn bộ gần 350 doanh nghiệp trong 4 khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch...Giờ đây, 100% doanh  nghiệp,  98% công nhân quay lại hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp hoạt động với công suất cao hơn. Bên ngoài khu công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp, người lao động quay lại sản xuất cũng đạt trên 95%.

Trong cuộc chiến vừa chống dịch, vừa sản xuất, Bắc Giang đã có sự linh hoạt trong việc chuyển trạng thái nhanh; sáng tạo bám sát thực tiễn. Môi trường sản xuất an toàn được thiết lập ở rất nhiều khâu từ việc sắp xếp lại sản xuất, tầm soát xét nghiệm, đưa đón lao động, tổ chức giao thông, bố trí nhà trọ. Tất cả các doanh nghiệp đều thành lập các tổ an toàn covid.

Để khôi phục sản xuất trong điều kiện vẫn phải chống dịch, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Rất nhiều khó khăn vướng mắc phát sinh từ thực tiễn được nắm bắt, giải quyết, nhất là trong việc tạo luồng xanh, đưa đón công nhân và mới đây là những điều chỉnh về tầm soát vaccin sẽ tạo thêm động lực để doanh nghiệp hồi phục sản xuất.

Sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh đã  tạo cho Bắc Giang có lực để có kết quả tăng trưởng 4,3% trong nửa đầu năm. Thu hút đầu tư FDI vẫn nằm trong top các địa phương dẫn đầu cả nước. Sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng gấp đôi tháng trước. Xuất khẩu tiếp tục tăng cao.

Tin mới nhất

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Một túi táo nhỏ có giá 200.000 đồng hay 4 chiếc bánh rán được bán với giá 50.000 đồng… những sự việc xảy ra vừa qua, một lần nữa, lại làm dấy lên trong dư luận sự bất bình với thực trạng “chặt chém” du khách người nước ngoài. Không chỉ xảy đến với du khách nước ngoài, mà ngay cả du khách người Việt đôi khi cũng rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” khi sự dụng dịch vụ hoặc mua hàng với mức giá trên trời.

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - 95 người được cho vẫn đang mất tích trong vụ khủng bố kinh hoàng tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva, Nga. Thông tin này dựa trên yêu cầu tìm người của thân nhân, bạn bè đã mất liên lạc với người thân của họ vào thời điểm xảy ra vụ tấn công hôm 22/3.

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Israel ngày 27/3 đã ném bom một số mục tiêu ở thành phố Rafah, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế và làm dấy lên nỗi lo ngại của hơn một triệu người Palestine đang trú ngụ tại nơi ẩn náu cuối cùng ở rìa phía Nam Dải Gaza này.

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Hàng nghìn người dân Hungary đã biểu tình trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Budapest nhằm yêu cầu Thủ tướng Vitor Orban từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Peter Magyar, luật sư thân cận với chính phủ và đang dự định thành lập đảng mới, trước đó công bố đoạn ghi âm cuộc trò chuyện với Judit Varga, vợ cũ kiêm cựu Bộ trưởng Tư pháp Hungary. Trong băng ghi âm, bà Varga tiết lộ các trợ lý của ông Orban đã nỗ lực xóa bỏ một số tài liệu của vụ án hối lộ nghiêm trọng.

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Theo nguồn tin y tế ngày 27/3, 5 bệnh viện lớn được mệnh danh là “Big 5”, đang phải gánh chịu mức thiệt hại tài chính lên tới hơn 1 tỷ won mỗi ngày do tình trạng các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt. Do thiếu nhân lực, các bệnh viện đã tiến hành gộp các bước của quy trình chữa bệnh, sáp nhập các khoa và giảm số phòng cấp cứu.

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - “Thời trang nhanh” là cụm từ được sử dụng để chỉ xu hướng thời trang được thiết kế, sản xuất và ra mắt người tiêu dùng một cách nhanh chóng với khối lượng quần áo lớn, cùng nhiều mẫu mã đa dạng, bắt kịp xu hướng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến việc sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, gây ra sự lãng phí và để lại hậu quả là những núi rác thải may mặc khổng lồ.

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Xã hội 28/03/2024

(ANTV) - Từ ngày 16/3, Sở GTVT Hà Nội đã thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Kim Ngưu và các cầu qua sông Kim Ngưu. Thời gian thí điểm là 3 tháng, đến hết ngày 16/6/2024. Đến nay là hơn 10 ngày thí điểm, giao thông tuy đã được cải thiện, song, bất cập thì vẫn hiện hữu.

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Bang Arizona ở phía Tây Nam nước Mỹ có địa hình phần lớn là sa mạc hoặc thảo nguyên khô cằn. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy, một cộng đồng tại đây đã cùng nhau thành lập một nông trại hữu cơ nhằm cung cấp thực phẩm sạch cũng như không gian xanh cho người dân địa phương.

Xem thêm