Thứ Sáu, 29/03/2024 14:05 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Chấn chỉnh tình trạng "bỏ cọc" sau đấu giá đất

(ANTV) - Không bất ngờ - là quan điểm của nhiều người khi lại thêm một doanh nghiệp trúng đấu giá thông báo bỏ cọc. Bởi sẵn sàng trả mức giá cao gấp đôi, gấp 5 lần giá khởi điểm ban đầu với mặt bằng thị trường thì khó có thể phát triển dự án thành công. Việc bỏ cọc đấu giá đất cho thấy những khoảng trống, những điểm còn chưa chặt chẽ trong các quy định về kiểm soát cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư tại các địa phương và làm lỡ mất cơ hội mua đất của những người có nhu cầu thật. Vậy có dấu hiệu thao túng, làm giá hay không? Làm sao để giải quyết triệt để tình trạng này?

Một doanh nghiệp bỏ cọc, một doanh nghiệp "xin không tiếp tục thực hiện dự án đã trúng đấu giá lô đất Thủ Thiêm”, 2 doanh nghiệp còn lại quá hạn đợt 1 vẫn chưa nộp tiền. Và cuộc đấu giá với số tiền hơn 37 nghìn tỷ tại Thủ Thiêm, TP HCM có thể sẽ trở thành một câu chuyện đùa truyền kỳ, xưa nay chưa từng có.

Cư dân mạng cho rằng, chuyện bỏ cọc đấu giá đất chẳng phải mới mẻ gì. Ai cũng biết chiêu vào đấu giá, bỏ giá thật cao để đẩy mặt bằng giá đất khu vực mà cá nhân hoặc doanh nghiệp đó đang sở hữu lên cao, rồi chấp nhận bỏ cọc.

Các vụ bỏ cọc này sẽ làm TP HCM bị động và lỡ nhịp trong các hoạch định phát triển, trong thu chi ngân sách, gây nhiễu loạn tâm lý người dân và giới kinh doanh bất động sản. Thành phố sẽ phải tốn thêm thời gian và công sức để đưa các lô đất này vào khai thác, với các mốc thời gian chắc chắn sẽ bị lùi lại không ít.

Sau các vụ việc doanh nghiệp trả giá cao bất thường rồi bỏ cọc, hủy hợp đồng mua đất, thậm chí có tình trạng xã hội đen đe dọa cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia đấu giá, ép phải xin rút hồ sơ, thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để dìm giá.

Cư dân mạng đề nghị cơ quan chức năng sớm sửa đổi, bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất nhằm ngăn ngừa trục lợi, gây bất ổn xã hội, bởi đấu giá cao ngất ngưởng nhưng lại xin hủy kết quả, bỏ tiền cọc đến vài trăm tỉ thì cần phải xem xét lại động cơ.

Mục tiêu của đấu giá là thu về cho ngân sách, chứ không phải khoản cọc ban đầu tại mức giá khởi điểm. Về lâu dài, nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ gây lãng phí nguồn lực chung của xã hội và ảnh hưởng tới kế hoạch ngân sách, phát triển của các địa phương.

Nhất là trong giai đoạn các địa phương cần vốn đầu tư trong lúc này để đẩy mạnh khôi phục kinh tế sau những tổn thất nặng nề về kinh tế - xã hội do dịch COVID-19 gây ra. Cư dân mạng mong rằng, sớm hoàn thiện khung pháp lý nhằm ngăn chặn hệ lụy tạo giá ảo thao túng thị trường bất động sản.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm