Thứ Sáu, 29/03/2024 18:48 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo tuần qua

(ANTV) - Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, cả nước sẽ có hơn 1,8 triệu căn nhà ở xã hội được xây dựng dành cho người thu nhập thấp và công nhân. Tuy nhiên, chia sẻ với báo Tiền phong, nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách bán nhà ở cho công nhân đang gây khó cho doanh nghiệp bất động sản.

Bán nhà ở công nhân: Quy định vẫn nhiêu khê, khó làm

Theo đó, doanh nghiệp muốn bán nhà ở xã hội thì phải gửi danh sách về Sở Xây dựng kiểm tra. Khi Sở phản hồi lại, doanh nghiệp mới được ký hợp đồng mua bán. Với thủ tục này, nếu dự án có hàng nghìn hồ sơ thì quá trình kiểm tra sẽ mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp sẽ chậm thu hồi vốn, có khi đến 2-3 năm cũng không xong. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đề nghị được ký hợp đồng và tự chịu trách nhiệm. Sau đó sẽ gửi danh sách hợp đồng lên Sở Xây dựng hậu kiểm tra. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh quy trình phê duyệt dự án nhà ở xã hội, vì thực tế có những trường hợp nhiều năm không xong.

Giữ chân nhà khoa học trẻ: Cần các chính sách đồng bộ

Phát triển lực lượng nhà khoa học là một nhiệm vụ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Song song với đó là làm sao để thu hút và “giữ chân” được đội ngũ này là câu hỏi đang được đặt ra.

Theo báo Đại đoàn kết, thời gian gần đây có tình trạng một số chuyên gia giỏi chuyển sang khu vực tư. Một trong những lý do chính là vấn đề thu nhập chưa tương xứng. Ví dụ, chuyên gia học hàm giáo sư, phó giáo sư mỗi tháng nhận lương khoảng 14 triệu đồng. Nhưng vị trí tương tự ở tư nhân thì mức lương từ 120-150 triệu đồng/tháng. Bên cạnh mức lương thưởng tương xứng thì các yếu tố khác như môi trường làm việc, cơ chế quản lý cũng rất quan trọng để các nhà khoa học muốn góp sức cho đất nước. Một số nơi, nhà khoa học còn thiếu kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học; thủ tục hành chính để triển khai đề tài còn rườm rà…

Đổi mới giáo dục 'vừa chạy vừa xếp hàng', giáo viên chịu áp lực lớn

Đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh thiếu giáo viên môn học mới, đội ngũ còn lại phải dạy tăng tiết hoặc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác là những áp lực giáo viên đang phải gồng gánh. Phản ánh thực trạng này, báo Thanh niên có bài “ Đổi với giáo dục vừa chạy vừa xếp hàng, giáo viên chịu áp lực lớn”.

Tại một trường THCS ở Hà Nội, việc thiếu giáo viên khiến nhà trường phải chịu áp lực “trên đe, dưới búa”. Để dạy các môn tích hợp, giáo viên phải dạy hơn 20 tiết/tuần, quá số tiết quy định. Ngoài giờ lên lớp, giáo viên vẫn phải làm đủ loại hồ sơ sổ sách, tham gia các hoạt động khác, chiếm rất nhiều thời gian, công sức. Nhiều chuyên gia cho rằng, đổi mới nhưng phải tính đến việc đội ngũ hiện có, lịch sử để lại đáp ứng đến đâu, chứ không thể áp đặt yêu cầu quá cao của chương trình mới với giáo viên cũ, khiến họ căng thẳng không cần thiết. Do vậy, việc giảm áp lực công việc cho giáo viên cần đặt lên hàng đầu trong thời gian tới.

Trích ngân sách mua sách giáo khoa: Vừa mừng, vừa lo

Chủ trương trích ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học để sử dụng chung là giải pháp được nhiều người ủng hộ nhưng đi kèm theo đó cũng có nhiều nỗi lo, nhiều băn khoăn.

Việc học sinh không dùng sách giáo khoa của trường là có thể có. Đây là sự tốn kém không cần thiết và thực sự lãng phí nếu nhiều học sinh vẫn muốn có sách giáo khoa riêng. Do vậy, theo một số chuyên gia, cơ quan chức năng và các trường cần có những dự đoán ban đầu về số học sinh muốn mua sách riêng. Bên cạnh đó, hiện nay có ba bộ sách giáo khoa. Giờ mua mỗi bộ theo tỉ lệ như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất bản cũng là điều cần được tính đến.

Tin mới nhất

Bắt nữ giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

Bắt nữ giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Thông tin Liên quan đến vụ khách hàng bỗng dưng mất 58 tỉ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 năm 2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 28/3, lãnh đạo Công an TP Hà Nội đã có thông tin về vụ việc.

Cảnh báo tai nạn đuối nước ở trẻ em

Cảnh báo tai nạn đuối nước ở trẻ em

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hiện nay Tây Nguyên đang là cao điểm nắng nóng, hanh khô. Địa bàn tỉnh Gia Lai cũng có nhiều ao, hồ, sông, suối vì vậy việc kiểm soát, nhắc nhở, trông coi con trẻ ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập. Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm đã để lại hậu quả đau lòng cho gia đình, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Xem thêm