Thứ Sáu, 26/04/2024 12:39 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Việt Nam đạt mức xuất nhập khẩu kỷ lục 668,5 tỉ USD, xuất siêu 4 tỉ USD; Xuất khẩu nông sản: Đạt kỷ lục nhưng chưa vội mừng; Hà Nội cách ly tập trung người nhập cảnh từ vùng Omicron, khác hướng dẫn của Bộ Y tế; Căng mình giải mã gene COVID-19... Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay. 

Việt Nam đạt mức xuất nhập khẩu kỷ lục 668,5 tỉ USD, xuất siêu 4 tỉ USD

Báo Lao động thông tin, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 ở mức 2,58%, nhưng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức kỷ lục 668,5 tỉ USD, xuất siêu 4 tỉ USD. Kết quả của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội sau đại dịch COVID-19 cho thấy bức tranh lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022.

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nhấn mạnh: Mức tăng trưởng 2,58% của năm 2021 là thấp. Tuy nhiên, việc quý IV/2021 tăng trưởng GDP tăng 5,22% so với cùng kỳ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn, cho thấy kinh tế đang phục hồi khá tốt.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), để tăng trưởng trong năm 2022, cần tiếp tục khai thác thị trường nước ngoài, tận dụng ưu đãi hiệp định để mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, tạo dư địa đầu tư và giải quyết việc làm. Song song với đó, quyết liệt thúc đẩy số hoá dịch vụ công, doanh nghiệp số và công dân số càng nhanh càng tốt để hình thành nền tảng kinh tế số, thương mại số và các dịch vụ số tạo khả năng phát triển mạnh.

Xuất khẩu nông sản: Đạt kỷ lục nhưng chưa vội mừng

Báo Kinh tế & Đô thị thông tin, từ 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển, thậm chí còn bị thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định. Nhiều chuyên gia kỳ vọng, quy định này sẽ góp phần sớm đưa việc phân loại rác tại nguồn trở thành nề nếp trong đời sống xã hội.

Theo thông tin, Mới đây, theo “Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và rào cản đối với uần hoàn nhựa” do tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - Ngân hàng Thế giới thực hiện, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,9 triệu tấn nhựa các loại. Song, trong số này chỉ có khoảng 1,28 triệu tấn (33%) được thu gom tái chế theo đúng quy định. Còn lại 2,62 triệu tấn nhựa bị thải bỏ dẫn đến mất 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 - 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Cũng theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong tổng khối lượng rác thải phát sinh, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm từ 12 - 16%, đứng thứ 2 sau rác thải hữu cơ (từ 55 -68%), song lượng rác thải nhựa được phân loại để xử lý, tái chế theo quy định hiện rất thấp, chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường.

Hà Nội cách ly tập trung người nhập cảnh từ vùng Omicron, khác hướng dẫn của Bộ Y tế

Ghi nhận báo Tuổi trẻ, hướng dẫn ngày 27-12 của Hà Nội quy định cách ly tập trung người nhập cảnh từ vùng có ca mắc Omicron, kể cả người đã mắc COVID-19 khỏi bệnh và đã tiêm đủ mũi vắc xin lại đang gây xôn xao vì trái quy định Bộ Y tế.

Theo thông tin, Hà Nội sẽ cách ly tập trung người nhập cảnh đến từ các quốc gia đã ghi nhận biến chủng Omicron, bất kể đã tiêm đủ mũi vắc xin ngừa COVID-19 hoặc đã mắc bệnh và đã khỏi. Quy định này của UBND TP Hà Nội yêu cầu cao hơn, sai quy định chung của Bộ Y tế (cách ly tại nhà với người nhập cảnh đã tiêm đủ mũi, nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và đã tiêm đủ mũi không phải cách ly y tế).

Slide 2: Đã có nhiều ý kiến trái chiều khi Hà Nội "một mình một kiểu". PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương - cho biết việc Hà Nội cách ly tập trung người về từ nước có Omicron là cần thiết. Biến chủng Omicron là biến chủng rất mới, việc Hà Nội ra yêu cầu cách ly tập trung người đến từ các nước ghi nhận biến chủng Omicron theo tôi cũng là hợp lý, để bước đầu hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc Hà Nội quy định cách ly tập trung người nhập cảnh là chưa phù hợp, để có sự thống nhất trên toàn quốc thì Hà Nội nên làm theo quy định của Bộ Y tế. Ông Nga lo ngại quy định này sẽ gây phiền phức trong việc đi lại cho người dân, đặc biệt trong nỗ lực thích ứng, sống chung với đại dịch của Chính phủ.

Căng mình giải mã gene COVID-19

Báo Tuổi trẻ thông tin, theo những thông tin từ ngành y tế đến lúc này, biến chủng Omicron với 36 đột biến gene, có tốc độ lây lan gấp 5 lần biến chủng Delta và càng nóng hơn khi Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca mắc COVID-19 nhập cảnh thuộc biến chủng Omicron.

Vì thế tại Việt Nam, đang có những cuộc chạy đua giải mã trình tự gene ca mắc COVID-19 từ các phòng thí nghiệm khắp nơi cả nước với mục tiêu nhận diện sớm nhằm có giải pháp ứng phó trước biến chủng nguy hiểm này.

TS Lê Văn Tấn, trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi (thuộc đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford - OUCRU) đóng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, chia sẻ: “Với chúng tôi, sự căng thẳng về thời gian và độ chính xác là có thừa. Nhưng với vai trò của người làm khoa học, chúng tôi phải có trách nhiệm giải mã để cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất cho chương trình chống dịch của Việt Nam và thế giới.

Tin mới nhất

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những chứng nhân năm xưa nay cũng đều đã ở tuổi xưa nay hiếm. Trong câu chuyện họ kể cho con cháu, vẫn luôn có những ký ức về một thời anh dũng tham gia chiến dịch Trần Đình, sau này được biết đến là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Đoàn công tác của Bộ Công an (Đoàn công tác số 8) vừa cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, hoàn thành tốt đẹp hành trình 7 ngày, 6 đêm thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DKI/2. Với gần 200 đại biểu đến từ các cục nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương; chuyến công tác ở quần đảo Trường Sa là hải trình đặc biệt: nặng nghĩa tình và giàu cảm xúc!

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Là sơ sở đào tạo trọng điểm của ngành Công an, tiến tới lộ trình trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2025, Học viện ANND đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ngang tầm nhiệm vụ,góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, phục vụ công cuộc phát triển đất nước và nhiệm vụ công tác công an.

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Kinh tế 26/04/2024

(ANTV) - Hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn là vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay. Đặc biệt, mới đây cơ quan công an đã triệt xóa đường dây sản xuất, mua bán hàng giả với quy mô lớn, mặt hàng làm giả là hàng chục nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng mà nhiều người đang tin dùng. Đây thực sự là những thông tin gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 26/04/2024

(ANTV) - Tập trung đảm bảo ANTT đúng nhất vào lễ 30/4 và 1/5; Đăng kiểm vào cao điểm, làm gì để tránh 'đưa xe đến lại đưa về'; Giải pháp cốt lõi, đảm bảo an toàn cho người lao động; Không tăng giá cước xe khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5;... là những tin tức nổi bật được đăng tải trên các báo ngày 26/4.

Xem thêm