Thứ Bảy, 20/04/2024 14:18 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Điểm tin tức nổi bật trên báo ra ngày hoom nay

(ANTV) - Vì sao Hà Nội muốn làm ngay đường ưu tiên xe buýt?; Người dân quay lưng với nhà tái định cư, tại sao? Tái khởi động kiểm soát tài sản, thu nhập; Tự chủ đại học đã có luật nhưng vướng đủ thứ... Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay.

Vì sao Hà Nội muốn làm ngay đường ưu tiên xe buýt?

Nếu Hà Nội không có đường ưu tiên cho xe buýt, chỉ khoảng 5 năm nữa, người dân sẽ rơi vào cảnh “đứng yên ngoài đường nhìn nhau”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia trên báo Giao thông.

Hiện tốc độ của xe buýt thường chỉ đạt khoảng 14km/h, thấp hơn tốc độ bình quân của xe máy (khoảng 17km/h). Chính điều này khiến xe buýt khó thu hút được người dân. Trong khi đó, với việc hoạt động trên làn đường riêng, tỷ lệ đúng giờ của xe buýt BRT lên đến 92%. Chính vì vậy, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng sớm ưu tiên xây dựng 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt. Trong đó có 4 tuyến đường được đưa vào kế hoạch nghiên cứu từ năm 2019 đến năm 2020, 10 tuyến đường được đưa vào kế hoạch từ năm 2021-2030./.

Tái khởi động kiểm soát tài sản, thu nhập

Sau một năm gián đoạn, tháng 11 và 12-2020, các cơ quan nhà nước, đơn vị công lập bắt đầu kê khai tài sản, thu nhập với yêu cầu khắt khe hơn so với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng 15 năm trước. Thông tin trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tiên là chế độ “kê khai lần đầu”, luật quy định là nghĩa vụ của tất cả cán bộ, công chức, sĩ quan công an, quân đội, người có chức vụ, quyền hạn. Tiếp theo là chế độ “kê khai bổ sung”, áp dụng với các đối tượng trên nhưng chỉ khi có biến động về tài sản, thu nhập mà tích lũy từ 300 triệu đồng trở lên so với lần kê khai trước đó. Cuối cùng là “kê khai hằng năm”, áp dụng với cán bộ, công chức cỡ từ giám đốc sở và tương đương trở lên, bất kể tài sản có tăng, giảm so với lần kê khai trước và cũng kèm theo nghĩa vụ giải trình./.

Người dân quay lưng với nhà tái định cư, tại sao?

Hà Nội đang thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng, tái định cư. Tuy nhiên, nhiều khu tái định cư lại đang rơi vào cảnh xây xong người dân không đến nhận nhà, không về ở khiến công trình xuống cấp, gây lãng phí.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, bên cạnh chất lượng nhà kém, một nguyên nhân cơ bản khiến người dân không mặn mà với nhà tái định cư là do không đáp ứng được nguyện vọng của họ. Người thu nhập thấp cần không gian phát triển kinh tế hộ gia đình.

Việc đưa họ vào chung cư cao tầng sẽ không giúp giải quyết được vấn đề kinh tế. Trong khi đó, ở góc độ quy hoạch, theo các chuyên gia, nguyên nhân người dân quay lưng với các tòa nhà tái định cư do vị trí xây dựng không thích hợp. Địa điểm tái định cư phải là những vị trí giúp người dân thuận lợi làm việc./.

Tự chủ đại học  - đã có luật nhưng vướng đủ thứ

Tự chủ đại học đã trở thành chủ trương lớn, đã đưa vào luật. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia vẫn không dễ thực hiện vì còn vướng tư duy và nhiều ràng buộc pháp lý do nhiều luật lệ chưa sửa đổi đồng bộ.

Trong đó, có thể kể đến sự chưa đồng bộ của hệ thống cơ chế chính sách; nhận thức của một số trường về tự chủ và năng lực quản lý điều hành của một số cán bộ quản lý còn hạn chế; tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh.

Ngoài ra, việc tự chủ cũng phải đi kèm với các điều kiện khác như thành lập hội đồng trường; phân tách giữa quản lý và quản trị ở trong trường đại học; cần có sự phân cấp, phân quyền giữa nhà trường tự chủ với các đơn vị cơ sở để phát huy năng lực của các đơn vị./.

Tin mới nhất

Cuộc gặp mặt của những nhân chứng lịch sử Điện Biên

Cuộc gặp mặt của những nhân chứng lịch sử Điện Biên

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Trở về sau cuộc chiến, với những người lính từng được sống và chiến đấu trên mảnh đất Điện Biên 70 năm về trước, ký ức về một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên như mới ngày hôm qua. Cùng chung chiến hào, cùng chung kẻ địch, chiến thắng giữa mưa bom bão đạn, để giờ đây, gặp lại nhau khi đã tóc bạc da mồi, họ vẫn luôn tự hào là một chiến sĩ Điện Biên.

Bắt Giám đốc cùng 2 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng ở Phú Quốc

Bắt Giám đốc cùng 2 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng ở Phú Quốc

Pháp luật 20/04/2024

(ANTV) - Lập dự án “ma” để phân lô, bán nền ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ba đối tượng gồm Lê Minh Điệp (SN 1991), Đặng Văn Hùng (sinh năm 1981) và Đặng Văn Lĩnh (sinh năm 1985), đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Phú Quốc khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Sau một tuần kể từ khi xảy ra sự cố sạt lở trần hầm Bãi Gió trên tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), đến chiều ngày 19/4, hoạt động thi công khắc phục vẫn đang được triển khai tất bật bằng nhiều biện pháp kỹ thuật.

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Cách đây 70 năm, lớp lớp thanh niên đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hành quân ngày đêm vào mặt trận đánh đuổi thực dân Pháp, giành thắng lợi tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Đó là mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Những ngày tháng 4 này, ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng độc lập, tự do của các thế hệ cha ông đã trở thành những bài học lớn đối với tuổi trẻ CAND, tiếp nối mạch nguồn để dựng xây đất nước.

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Biến đổi khí hậu đang là những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực hay một quốc gia. Biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân khiến cho trái đất ngày càng nóng lên, thảm họa thiên tai cũng nhiều hơn, mạnh hơn, bất thường hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Muốn phát triển bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng có những giải pháp ứng phó trước thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Xem thêm