Thứ Tư, 24/04/2024 03:57 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Việt Nam trong HĐBA: Đối tác vì một nền hòa bình bền vững

(ANTV) - Trong lần thứ 2 ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam đã được nhóm thành viên khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương đồng thuận thông qua là ưng viên duy nhất của nhóm cho vij trí quan trọng này. Điều này có được là nhờ vị thế của Việt Nam đang ngày một gia tăng với những đóng góp thiết thực trong nhiều hoạt động của HĐBA và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 

Sự tham gia trực tiếp của Việt Nam tại sân chơi đa phương lớn nhất này sẽ góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam, giúp Việt Nam vững bước trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2008-2009, với vai trò Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực, chủ động và toàn diện trên tất cả các vấn đề của cơ quan quyền lực nhất LHQ.

- Tham gia 1500 cuộc họp ở các cấp (trung bình 2,5 cuộc/ngày).

- Làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch một số tiểu ban.

- Xây dựng Báo cáo năm về công việc của HĐBA.

- Chủ trì soạn thảo, thương lượng giúp HĐBA thông qua 1 Nghị quyết về “Phụ nữ và Hòa binh – An ninh”.

- Trực tiếp phối hợp và xử lý nhiều vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế.

- Thúc đẩy và ủng hộ các giải pháp thông qua thương lượng hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Cộng đồng quốc tế đều đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong thời gian này, và cho rằng, đó cũng là tiền đề tốt để VN tham gia ứng cử vị trí không thường trực nhiệm kỳ 2020-2021.

Ông Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết: "Cuộc ứng cử này chúng ta đã có những kinh nghiệm quý báu của các nhiệm kỳ lần trước 2008-2009, đặc biệt là nhiệm kỳ được coi là thành công và được bạn bè quốc tế ghi nhận. Thứ nhất, ta nắm được rõ cuộc chơi, thứ 2, nắm được chương trình nghị sự của HĐBA. Thứ 3 là công tác chỉ đạo phối hợp gắn kết cả trong lẫn ngoài và cuối cùng là công tác cán bộ."

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: "Trước hết tôi phải nói rằng, Việt Nam là một ứng cử viên rất là đáng tin cậy và nặng ký. Kinh nghiệm của Việt Nam liên quan đến giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực thì ngày càng được tăng cường và ngày càng được củng cố. Một trong những lợi thế của Việt Nam chính là quốc gia này có thể đóng vai trò là cầu nối để hàn gắn và hòa giải trong xung đột giữa các bên."

Trong lần ứng cử thứ hai vào cơ quan quyền lực nhất LHQ, những ưu tiên được Việt Nam nhấn mạnh gồm:

Bạn bè quốc tế tin tưởng Việt Nam có thể hiện thực hóa tất cả những ưu tiên nêu trên bởi lẽ trong mắt họ, Việt Nam có bề dày lịch sử của một quốc gia trải qua nhiều đau thương mất mát trong nhiều cuộc chiến tranh, hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ tầm quan trọng của việc ngăn ngừa chiến tranh, tìm kiếm các giải pháp chính trị ngoại giao cho các cuộc xung đột.

Ông Kamal Malhotra cho biết: "Việt Nam vốn là một đất nước đã phải chịu rất nhiều đau khổ vì chiến tranh trong nhiều năm và bây giờ lại là một trong những quốc gia đóng góp tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình"

Ông Olof Skoog, Đại sứ, Đại diện thường trực Thụy Điển tại LHQ cho biết: "Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết cái giá quá đắt của chiến tranh và sự cần thiết phải ngăn ngừa chiến tranh, giải quyết hậu quả chiến tranh, cũng như và bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột."

Trong bối cảnh khắp thế giới phải đối mặt với những thách thức to lớn, vai trò của Việt Nam cần phải biến đổi và tăng cường mạnh mẽ hơn nữa, không đơn thuần là tổ chức chủ trì mà là đóng góp tích cực, quan trọng trong các diễn đàn thế giới và khu vực.

Ông Phạm Qang Vinh cho biết: "Trách nhiệm của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tới sẽ rất nặng nề, và ta đủ những năng lực để làm tốt."

Ông Kamal Malhotra chia sẻ: "Trong một tình hình hiện nay trên thế giới rất phân rẽ và bản thân HĐBA LHQ hiện nay cũng chưa tìm được sự đồng thuận trong một số vấn đề , nhiều vấn đề hóc búa và những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của HĐBA, và Việt Nam đã chứng tỏ rõ ràng là có thể đóng góp vai trò làm cầu nối giữa các bên. Có thể có những đóng góp tích cực cho thương lượng. Đó là lợi thế của Việt Nam."

Đối ngoại đa phương, nhất là tại các diễn đàn chủ chốt như ASEAN, Liên hợp quốc, phong trào không liên kết và tới đây nếu trúng cử ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, đồng giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ có có thêm cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình, duy trì môi trường hòa bình, giải quyết các vấn đề xung đột trên thế giới.

Có thể nói, hoạt động của Việt Nam tại cơ chế hợp tác đa phương quan trọng này đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam, thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và các đối tác, là minh chứng cụ thể, rõ nét về một Việt Nam chủ động, vững tin trong hội nhập quốc tế./.

Tin mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Cao su Đắk Lắk, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố thêm 2 bị can là Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty).

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Chiều 23/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quý Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích tiếp tục phần xét hỏi. Tại phiên tòa, bị cáo Thanh cho biết đồng ý với nội dung của cáo trạng và sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Sư phạm là một môi trường đặc biệt, nơi luôn đề cao những giá trị chuẩn mực đạo đức trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ việc liên quan tới bạo lực đã làm mất đi sự tôn nghiêm nơi trường học. Học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, thậm chí là phụ huynh đánh chửi thầy cô giáo.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi được quy định tại Điều 19 của luật. Đây cũng là một trong những điểm mới của luật căn cước 2023 mà người dân rất mong chờ sớm được triển khai trong cuộc sống.

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ, đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX. Công an nhân dân đã kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam, là di sản tinh thần vô giá, thôi thúc lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn sau này.

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng.

Xem thêm